THÁI CỰC QUYỀN - BacNguyenA2Z
Tin tức [Biển Đông]:
 http://bacbacnguyen.blogspot.com/
 photo saobang_zpsf105e251.gif
 photo biendong_zpsf9465ccc.gif
Home » » THÁI CỰC QUYỀN

THÁI CỰC QUYỀN

Written By Unknown on Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013 | 04:38

TÌM HIỂU VỀ THÁI CỰC QUYỀN:
Thái Cực Quyền Chính Tông và Thực Chiến

 Thái Cực Quyền CHÍNH TÔNG.

Thái cực quyền chính tông hiểu nôm na như tiếng Việt ta gọi là TCQ nguyên bản; chính gốc; không bị lai tạp. TCQ chính tông chính là TCQ do ai sáng lập? Các nhà nghiên cứu TCQ đều thống nhất và cho rằng xuất hiện từ rất lâu đời, qua biến thiên của XH nên được tu bổ từ đời này sang đời khác chứ ko phải của riêng một ai.Theo sử sách, những động tác có tính thể dục đầu tiên được ghi nhận là vào thời Tam quốc (220 -265) bắtt nguồn từ Ngũ Cầm Hý của Hoa Đà, chính những động tác này là căn nguyên của võ học. Năm 527 có nhà sư là Đạt Ma từ Thiên trúc sang truyền đạo và truyền cho các môn đồ môn Dịch Cân Kinh và Tẩy Tủy Kinh (Đây chính là khởi thủy cho môn võ Thiếu Lâm ngày nay);Đời nhà Đường (618-907) có Hứa Tuyên Bình là ẩn sĩ sống tại huyện Nam Dương - Hà Nam (Nhà thơ Lý Bạch đã từng tìm ông nhưng ko gặp) học được Thái cực công của Thầy là Hoan Tử gồm 37 thức, những tên thức so với tên trong TCQ ngày nay có khác nhiều, 37 thức đó còn gọi là Trường quyền; Cùng thời với Hứa Tuyên Bình còn có Lý Đạo Tử người An khanh, tỉnh An Huy từng đến võ Đang tu tại Nam Nhạc, Lý Đạo Tử luyện Thái Cực công và gọi là Tiên thiên quyền Trường quyền; Đời Hậu Lương (907-923) có người đất An Huy tên Trình Linh Tẩy học được từ Hàn Củng Nguyêt môn Thái Cực Công gồm 14 thức (Còn truyền đến ngày nay) và ông gọi thập tứ thức thái cực công là TCQ. Như vậy ta thấy phải đến đời nhà Hậu Lương danh xưng TCQ mới xuất hiện (do Trình Linh Tẩy đặt tên). Cũng theo sử sách, đời nhà Tống (960-1279) TCQ đã được lưu truyền,những người nổi danh hơn cả là Hồ Tử Kính, Trong Thù, Ân Lợi Hanh. Quyền pháp của người này được gọi là "Hậu thiên Quyền" gồm 17 thức nhưng chỉ có 3 thức là sử dụng chưởng và quyền còn lại là dùng trửu pháp(phép đánh bằng chỏ) có lẽ đây cũng là một trong những phát triển của TCQ (TCQ Trần Thức dùng chỏ hơi nhiều); Đến đời nhà Thanh người ta phát hiện trên bia mộ của Vương Chinh Nam do Hoàng Lê Châu (đời nhà Thanh) đề có đoạn:"quyền thuật môn Thiếu Lâm nổi tiếng trên toàn cõi, chủ yếu là tấn công đối phương nhưng cũng có thể bị đối phương tấn công lại. Có một phái gọi là nội gia quyền, lấy tĩnh chế động khiến cho người tấn công vừa chạm tay vào là ngã. Vì thế gọi thiếu lâm là ngoại gia. Người sáng lập ra nội gia sống vào đời Tống tên gọi Trương Tam Phong". Như vậy ta thấy phân ra nội gia và ngoại gia là sau khi có TCQ. Cũng trên bia đó có một đoạn khác viết "Thuật của Trương Tam Phong, hơn 100 năm sau truyền vào Thiểm tây mà Vương Tông là người nổi danh nhất". có thể coi là Trương Tam Phong "theo Minh sử, Phương kỹ truyện. Trương Tam Phong là người đất Liêu Đông - Ý Châu (nay là Phụ Tân, Liêu Ninh), tên là Toàn Nhất, tự là Quân Bảo, Hiệu là Tam Phong. Thân cao lớn,tướng như rùa, lưng như hạc, mắt tròn tai to, râu cứng như kích(?) "là người sáng tạo ra phép lấy nhu chế cương(tức nội gia quyền). Còn TCQ của họ Trần do Trần vương Đình người Hà nam TQ (sống cuối nhà Minh - đầu Thanh), Ông từng làm Tuần phủ, án sát Sơn Đông, trực lệ(Hà bắc), Liêu đông. Từng giữ chức giám quân chống lại quân Thanh. Khi nhà Minh mất ông ẩn cư đem phối hợp các sớ trường của nhiều môn phái, rút ra 29 thức của 32 thức trong quyền kinh của Thích Kế Quang cải tạo thành bài quyền riêng truyền cho con cháu.Trong gia phả chép ông sáng tạo ra 3 môn quyền, Đao, Thương nhưng về sau chỉ truyền lại quyền pháp mà thôi. Quyền nhà họ Trần truyền cho tới nay có 2 loại:Trường quyền vốn lấy từ quyền pháp của Thích Kế Quang nên dài và phức tạp;Thập tam thức vốn lấy từ TCQ phổ của Vương Tông Nhạc (VTN 1733-1795. Ông sống vào đời Càn Long 1736-1796. Tham bác các lý luận của người xưa viết thành TCQ kinh. Võ học của VTN sau truyền cho Tưởng Phát người Hà nam sau đó truyền cho con cháu của nhà họ Trần là Trần Trường Hưng (Dương Lộ Thiền là học trò của Trần Trường Hưng). Tuy Trần thức có cả trường quyền và Thập tam thức nhưng quyền pháp chính yếu của họ Trần vẫn chủ yếu là Trường quyền (Thập tam thức là do con cháu sau này học của Vương Tông Nhạc) mà nổi tiếng là bài 83 và bài 71 tức Pháo trùy quyền.
Phải giải thích dài như thế để các bạn biết rằng TCQ nhà họ Trần, họ Dương, họ Ngô, họ Vũ, họ Lý, họ Hác, họ Tôn....đều có sự kế thừa lẫn nhau.Tóm lại TCQ ko thuộc về riêng nhà nào, ko phải của riêng ai sáng tạo mà là thuộc về di sản của nhiều thế hệ(của dân và thuộc về nhân dân).TCQ là di sản phi vật thể của dân tộc Trung Hoa. Người Trung Quốc chỉ coi TCQ của nhà họ Dương là đi TCQ theo kiểu của nhà họ Dương; múa TCQ của nhà họ Trần thì gọi đó là múa theo kiểu của nhà họ Trần thôi...Vậy TCQ Chính Tông có nghĩa là khi bạn tập TCQ nhà họ Ngô thì tuân thủ theo kiểu nhà họ Ngô (các nhà đều có các bài qui định như Trần thức 56; Dương thức 40;Tôn thức 73;Ngô thức 45; Vũ thức 46.. ) Bạn đừng nhầm lẫn đang đi bài của nhà này sang kiểu của nhà kia thì đấy chính là không ...Chính tông. Xin nói thêm võ Đang cũng có TCQ đó là bài võ Đang TCQ 73 thức, võ Đang thái cực kiếm tinh tuyển 49 thức. Lại có Trương Tam Phong thập bát thức TCQ...
Thân ái chao các bạn! Chúc các bạn học tốt TCQ và thành đạt trong cuộc sống!

 Thái Cực Quyền THỰC CHIẾN và TỰ VỆ.

Mình cũng xin góp tí ý kiến chổ này nhé. Theo bản thân mình nghĩ thì việc học TCQ có tự vệ được ko thì mình xin khẳng định là được. Tất nhiên là tuỳ theo tố chất và khả năng của từng người mà thời gian có thể ứng dụng tự vệ sẽ khác nhau. Nếu các bạn đã từng học những môn võ khác, với một nền tảng căn bản nhất định thì thời gian sẽ ngắn hơn. Hoặc các bạn có năng khiếu, thì các bạn sẽ nhận thấy đựơc những đòn đánh, những chiêu thức ứng dụng thực tế chiến đấu từ phần cơ bản công (ngũ công, bát pháp) và trong bài 13 cũng là những thế chiến đấu căn bản. Chỉ khi nào bạn muốn đạt được trình độ cảm kình, phát kình, cảm nhận lực tấn công của đối phương hay dĩ kình hoá kình,... nói chung là trình độ cao thủ thì bạn phải có ít nhất 2 năm tập luyện chăm chỉ.
Tôi lại nghĩ khác, TCQ muốn thực chiến và tốt cho sức khỏe thì yếu tố kiên quyết là sự kiên trì. Nhiều người trẻ tìm tới TCQ phần lớn là qua phim ảnh, thấy hay nên bắt chước tập. Đến lúc tập thực tế thì cảm thấy thất vọng vì không phải như họ tưởng tượng. Từ đó dẫn tới thiếu sự kiên nhẫn trong luyện tập và có thể gọi là bỏ ngang.
Khi đã có sự kiên trì thì luyện tập 1 thời gian tự khắc họ sẽ cảm nhận được khí lực và những cảm giác về TCQ 1 cách đầy đủ. Và điều quan trọng hơn cả khi luyện tập TCQ là chúng ta cần 1 bậc thầy để hướng chúng ta khi đi sai hay tập không đúng. Sách vở chỉ là một phần để tham khảo, chứ không thể là yếu quyết đển dẫn đến thành công trong TCQ. TCQ vì thế mới được gọi là môn KungFu có tầm cao của võ học.
Bàn về thái cực quyền có thể tự vệ được không thì tôi có ý kiến thế này: Tất nhiên là có thể được vì nó là môn "võ" cơ mà, tuy nhiên sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để luyện. Theo sự phát triển và sàng lọc của xã hội, ta không thể theo lối mòn để mong đem cái gì đó lỗi thời đem vào thế giới hiện đại để dùng. Giờ có mấy ai bỏ thời gian cả ngày để luyện thái cực quyền? Có lẽ chỉ có các sư phụ TCQ hay các ẩn sĩ thôi. Chúng ta còn có công việc, và quá nhiều cái phải lo, phải chuyên tâm. Có một số kẻ rảnh rỗi thì lại không có khả năng về võ thuật hoặc không có trí thông minh về vận động (theo thuyết đa trí tuệ).
Nếu chỉ để mong sớm chiến đấu không thôi thì đừng nên học thái cực quyền, vịnh Xuân Quyền và thậm chí Thiếu Lâm, nên học võ tổng hợp hiện đại, võ tự vệ,...như vậy nhanh hơn. Một chàng thanh niên 20 tuổi, chưa học môn võ nào, nếu đi vào chỗ thầy học Thái Cực Quyền, liệu sau bao năm có thể tự vệ được trước một võ sinh học 2 năm võ cổ truyền, Karate, Vịnh Xuân hay Taekwondo?.
Nếu chỉ mong thái cực quyền dùng để tự vệ, hay chiến đấu thì chẳng khác nào "hoài cổ".Xét về các khía cạnh rèn luyện sức khỏe, tự vệ và phòng chữa bệnh thì hãy nên học Thái Cực quyền. Mình năm nay 29 tuổi, học vài chiêu phòng thân, chưa được lĩnh giáo với một cao thủ Thái Cực Quyền nào? Vì vậy đang mong có ai đó cho mình được mở mang tầm mắt. Nếu TCQ có ai đó có thể thì phản hồi lại mình nha. Để mình bố trí thời gian yết kiến.
Mình đọc đâu đó không nhớ nhưng có 1 điều mà thầy nói mình luôn nhớ "Càng học TCQ thì Tâm - Tính càng trầm" Và khi một ai đó học TCQ 5 - 10 năm thì tất nhiên chẳng bao giờ "xuất đầu lộ diện" để bạn có thể thách đấu mở rộng tầm mắt đâu. Một thanh niên chưa học môn võ nào liệu sẽ học với Thầy dạy TCQ trong bao lâu để đối kháng với 1 võ sinh 2 năm Karate hay Taekwondo ? Còn tùy vào giáo trình học - căng cơ và ngộ thức của người đó. Nhưng mà quanh đi quẩn lại, học võ thời nay để khỏe mạnh là chủ yếu - Đối kháng để làm gì,thắng thì được gì ? và thua thì được gì ?
 ( Nguồn: https://sites.google.com/site/taichiwc/infor/TCCDau )

Trương Tam Phong - Người sáng lập Thái Cực Quyền

Thái cực quyền dưỡng sinh và chiến đấu

Thái cực quyền
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thái cực quyền (chữ Hán phồn thể: 太極拳; chữ Hán giản thể: 太极拳; bính âm: Taijiquan), là một môn võ thuật cổ truyền của Trung Quốc với đặc trưng là các động tác trường quyền uyển chuyển, chậm rãi kết hợp với việc điều hoà hơi thở.

Nguồn gốc
Về nguồn gốc Thái cực quyền, người ta có những luận điểm suy đoán khác nhau. Theo nhiều tài liệu, Thái cực quyền được ra đời cách đây hơn 300 năm do sự sáng tạo của một người ở huyện Ôn, tỉnh Hà Nam, tên là Trần Vương Đình. Ở Việt Nam, cùng với sự phổ biến của tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung trong đó có nhắc tới việc Trương Tam Phong là người đầu tiên nghĩ ra Thái cực quyền, nhiều người tin rằng ông tổ của môn võ này chính là Trương Tam Phong.
Đặc điểm
Tư tưởng
Tên gọi Thái cực quyền xuất phát từ tư tưởng Thái cực trong Chu dịch và học thuyết Âm Dương: Vô cực sinh Thái cực, Thái cực sinh Lưỡng Nghi... "Thái" ở đây nghĩa là to lớn, "cực" nghĩa là điểm bắt đầu. Thái Cực Đồ nói rằng: "Vô cực mà thái cực".

Bài hình
Thái cực quyền truyền thống có một bài quyền, sau này được xiển dương thành một số bài kiếm, quạt, côn trên cơ sở bài hình đã nói trên. Các chiêu thức trong bài thường được chiết chiêu tập luyện với kỹ thuật "thôi thủ" (đẩy tay).

Tính nhân văn trong Thái cực quyền
Trong phần lớn các bộ môn võ thuật thường dùng biểu tượng, bắt chước động tác của những loài động vật hung dữ như hổ, đại bàng, long, báo, miêu những loài độc vật như rắn làm cho người tập có thể xuất hiện tính cách nóng nảy, hung dữ và sát thủ hơn; còn ngược lại nét chính yếu của Thái cực quyền là mô phỏng các hiện tượng tự nhiên ít nhiều mang đặc tính lãng mạn và nhân văn, ví dụ như: vân thủ (nghĩa là chiêu thức xoay tay như mây trắng xoay cuộn giữa trời xanh), bạch hạc lượng xí (con chim hạc vui múa), ngọc nữ xuyên thoa (thiếu nữ may áo), song phong quán nhĩ (gió thổi qua tai), thất tinh thượng bộ (theo vị trí chòm sao trên trời), chuyển thân bài liên (đóa hoa sen lay động trước gió), như phong tự bế (như gió thổi làm cửa đóng), hải để châm (kim châm đáy bể). Những chiêu thức rất đời thường cuộc sống lãng mạn và nhân văn không hại ai cả tuân theo luật trời đất, nhưng bên trong đó chính là sức mạnh huyền bí của tự nhiên. Thái cực quyền cũng là bộ môn ứng dụng nội công, rất thâm thúy và sâu sắc, với những tâm pháp mà các môn sinh phải thuộc nằm lòng để thi triển và ứng dụng hữu hiệu. Chiêu thức đơn giản nhưng khó lĩnh hội được sự uyên thâm.

Thái cực quyền Trung Quốc
Các dòng phái chính
Theo tài liệu Thái cực quyền thường thức vấn đáp của tác giả Trương Văn Nguyên thì Thái cưc quyền có bảy nhà như sau:

Thái cực quyền Trần Gia Lão giá bắt đầu từ Trần Trường Hưng ở Trần Gia Câu, Hà Nam.
Thái cực quyền Trần gia Tân giá bắt đầu từ Trần Hữu Bản cũng ở Trần Gia Câu, Hà Nam.
Thái cực quyền Trần Gia Tiểu giá bắt đầu từ Trần Thanh Bình ở làng Siêu Bảo (gần Trần Gia Câu).
Thái cực quyền Dương gia bắt đầu từ Dương Lộ Thiền truyền cho hai con trai là Dương Ban Hầu và Dương Kiện Hầu, Dương Kiện Hầu lại truyền cho con là Dương Trừng Phủ. Hệ phái Dương gia Thái cực quyền hiện có bài giản hóa 24 thức thường dùng cho các lớp dưỡng sinh.
Thái cực quyền Vũ gia bắt đầu từ Vũ Vũ Tương người huyện Vĩnh Niên, phủ Quảng Bình, tỉnh Trực Lệ, đến Ôn Châu Hà Nam, theo học với Trần Thanh Bình.
Thái cực quyền Ngô gia bắt đầu từ cha con của Ngô Toàn Hựu và Ngô Giám Tuyền học từ Dương Lộ Thiền.
Thái cực quyền Tôn gia bắt đầu từ Tôn Lộc Đường (người Bắc Kinh) học từ Hác Vi Trinh.
Ở Việt Nam, bài Thái cực quyền - trường phái Trường sinh đạo (gọi tắt là Thái cực trường sinh đạo được cụ Song Tùng truyền từ gia tộc đến các học viên tại các lớp học của Câu lạc bộ UNESCO Thái cực trường sinh đạo. Theo ý kiến của cụ Song Tùng "đây là bài Thái cực quyền kết hợp với luyện thiền từ Trung Quốc và Yoga Ấn Độ truyền bá sang Việt Nam, được cha ông chúng ta "Việt hóa"".[1].
Thái cực quyền trên thế giới
Hiện tại Thái Cực Quyền được luyện tập, nghiên cứu và phát triển ở nhiều nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Xingapo và nhiều nước phương tây như Mỹ, Đức, Pháp,...

Tác dụng
Dưỡng sinh
Thái cực quyền giúp luyện tập thở sao cho cung cấp đủ ôxy cho cơ thể, rèn luyện phổi, đặc biệt là tăng thể xốp, tăng hấp thụ ôxy và luyện cơ hoành (còn gọi là hoành cách mô).
Giảm cân
Khi tập, thái cực quyền giúp tối ưu hệ thống hô hấp cung cấp đủ oxy cho cơ thể làm cân bằng dinh dưỡng. Khi phổi được cung cấp đủ lượng oxy, các chất thừa sẽ bị đốt cháy hết tránh được các bệnh do thừa chất. Có tác dụng giảm béo.

Kháng khuẩn
Sự co duỗi của các động tác làm nên ứng suất cục bộ bên trong các mạch máu, giúp cọ rửa mạch máu một cách tự nhiên làm cho lưu thông máu huyết. Sự lưu thông máu huyết cũng đồng nghĩa với tăng dưỡng chất, tăng hiệu suất hoạt động các cơ quan và có nhiều bạch cầu đến hơn làm cho hệ thống miễn dịch được tăng cường khắp mọi nơi trong cơ thế nên kháng được các loại vi trùng, vi rút xâm nhập cơ thể.

Tăng cường chức năng cho não
Khi tập thái cực quyền, có nhiều lúc người tập phải xoay chuyển cơ thể theo nhiều góc độ khác nhau và có những lúc chỉ phải đứng trên một chân. Điều này giúp cho rèn luyện phần tiền đình não, cơ quan giữ thăng bằng của cơ thể, làm giảm nguy cơ mất thăng bằng, chóng mặt, ngã té ở người lớn tuổi và tăng phản ứng nhanh cho mọi lứa tuổi.

Não điều khiển các chức năng hoạt động của cơ thể. Khi một đứa trẻ mới sinh ra chưa biết làm gì cả, chỉ biết quơ chân tay, muốn cầm cái gì cũng khó khăn, ngượng ngạo, qua quá trình luyện tập đi, đứng nằm ngồi, hoạt động cơ bắp, làm việc dần dần sẽ làm rèn luyện được các kỹ năng khéo léo của tay chân. Tất cả các kỹ năng này sẽ mai một khi về già, lớn tuổi hay ít hoạt động chân tay. dẫn đến chân tay luống cuống không điều khiển được. Việc tập thái cực quyền thường xuyên với các động tác rất phức tạp đã được tối ưu hóa về mặt cơ học sẽ làm kích thích ổn định tạo một phản xạ có điều kiện sâu sắc trong não, cải thiện đáng kể khu điều khiển hoạt động trong não.

Tập Thái cực quyền trong trạng thái thư giãn thoãi mái về trí não và cơ thể làm cho trạng thái tinh thần của con người đạt đến điểm tối ưu, một trạng thái thư thái thật khó tả huyền bí (chỉ có tập rồi mới cảm nhận được). Làm cho giảm stress cân bằng tinh thần...
Tự vệ
Thông thường, người nhỏ con, người thấp bé, người nhỏ tuổi, con gái yếu đuối, người già cả... là những đối tượng được xem là dễ bị tấn công nhất. Điều này bắt nguồn từ bản năng động vật thấy đối tượng yếu hơn, nắm chắc phần thắng thì mới tấn công.

Những chiêu thức của Thái cực quyền cho phép một người nhỏ con hơn yếu hơn có thể đánh ngã người to lớn hung dữ hơn theo những nguyên lý mượn sức đánh sức, "tám lạng bát thiên cân" (tám lạng đẩy ngàn cân). Trong khi người hung dữ, tâm ác, có nguy cơ hay tấn công người khác thì lại hoàn toàn không có đủ tố chất để học môn này bởi ý thức chiến đấu và chiến thắng bằng mọi giá đã khiến tâm, ý, khí, lực của họ toát lộ tính cương mãnh, phá vỡ cân bằng vũ trụ
Dựa vào nguyên lý cơ học rất căn bản là cánh tay đòn, những vòng tròn, chuyển động xoay, cách di chuyển cơ thể và sử dụng lực một cách tối ưu nhất, lợi dụng lực quán tính để hóa giải, phòng thủ hay tấn công nhưng mục đích chủ yếu chỉ nhằm làm đối phương té ngã, và bị phản đòn trở lại. Theo học thuyết Thái cực quyền thì kẻ tấn công càng mạnh sẽ phải chịu đòn phản công càng nặng.
Xem thêm
Dịch Cân kinh
Võ thuật
Danh sách các môn phái võ thuật Trung Hoa
Võ Đang phái
Thái cực kiếm
Chú thích
^ Thái cực trường sinh đạo (môn luyện tập cổ truyền của dân tộc Việt Nam), Nhà xuất bản Thể dục thể thao, 1998. Trang 30.


Xem thêm:

Thái cực quyền dưỡng sinh-Nhà xuất bản Mũi Cà Mau năm 2004 -Tác giả: Lương Trọng Nhàn.
Phương pháp Tập luyện Hiệu quả Thái Cực Quyền Dưỡng Sinh-Nhà Xuất Bản Trẻ -2007 của Tác giả Lương Trọng Nhàn.
Liên kết ngoài
Thái cực quyền tăng cường hệ miễn dịch
Thái Cực Quyền khẳng định sức mạnh
Nguồn gốc Thái Cực Quyền
Những tác phẩm Thái cực quyền nổi danh
Video clip bài Thái Cực Quyền
Ý Kiến:
Muốn luyện Thái cực quyền theo hướng dưỡng sinh chú trọng việc thư giản, buông lỏng...Động tác khoan thai, mềm mại, uyển chuyển. Tâm ý tương thông, tâm thần chuyên nhất, bão khí, tồn thần. Tập quyền không mưu cầu thắng thua, tranh đoạt. Động tác nhu nhuyễn là chính. Loại bỏ yếu tố tấn công, sát thương. Cuộn mình như du long, địa xà uốn khúc, đùa giỡn dưới trăng. Tập lâu ngày hình thành Thái cực khí công hộ thể, chữa bệnh, khỏe mạnh, dẽo dai. Bước đi uyển chuyển, tâm ý sãng khoái, yêu đời, có niềm tin vững chắc vào cuộc sống vì ít bệnh tật hơn, đỡ ưu tư và lo lắng về thuốc men. Hết dương thọ ra đi êm đềm và thanh thản hơn:)
Muốn luyện Thái cực quyền chiến đấu thì căng thẳng hơn một chút vì chưa biết sẽ chiến đấu với đối thủ nào, theo trường phái gì, công phu luyện tập ra sao. Tập một mình khó tưởng tượng ra đối thủ. Tập ít nhất hai người trở lên mới có ý nghĩa cụ thể. Trước tiên là phải luyện phòng ngự là cái chắc vì trước khi muốn công người phải biết thủ chặt chẽ cái đã, thủ có hiểm thì công mới ác được. Đó là họa phúc khôn lường của nghệ thuật chiến đấu.


 

Thái Cực Trương Tam Phong - Lý Liên Kiệt 


Thái cực quyền dưỡng sinh và chiến đấu

Das Tàijí-Symbol ((tiếng Trung Quốc))
Yin und Yang.
Tập tin đính kèm
180px-Yin_yang_svg.png



250px-Taichi_shanghai_bund_2005.jpg


Thái cực quyền dưỡng sinh và chiến đấu


Thảo luận:Thái cực quyền
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Liệu đã chính xác khi gọi thái cực quyền là một môn võ cổ truyền của trung quốc, vì tháI cực quyền thực chất cũng chỉ là một hệ thống kỹ chiến thuật khá độc đáo của phái Võ đang, theo tôi được biết thì thái cực quyền chỉ là một bài quyền, có nhiều dị bản. ===>Silviculture 15:23, 22 tháng 10 2006 (UTC)

Ý kiến của em đúng nhưng chưa đủ, Thái Cực Quyền theo như mọi người biết ban đầu là một trong ba bài quyền thuộc môn phái Võ Đang, nhưng cả 3 bài đó sau đã thành 3 phái. Lịch sử sáng lập các môn phái trên thế giới cho thấy có những bài quyền kinh điển hoàn toàn có thể xiển dương để từ đó phát triển thành một môn phái khác (chẳng hạn các bài Mai Hoa Quyền, Ngũ Hình Quyền, Hình Ý Quyền, kể cả Thiếu Lâm cũng bắt đầu từ Thập Bát La Hán Quyền đó chứ). Hệ phái Dương Gia, Trần Gia thái cực đã sử dụng bài Thái Cực Quyền nguyên khởi, chiết chiêu, phát triển nó, tạo ra nhiều cách tập luyện (dưỡng sinh, chiến đấu), nhiều bài binh khí (côn, kiếm, quạt) v.v. Phương Tây nói đến Thái Cực Quyền như là một trong 8 môn phái võ thuật lớn nhất thế giới (Wushu, Thái cực quyền, Taekwondo, Karatedo, Quyền Anh, Aikido, Kendo, Judo) (xin xem từ điển bách khoa điện tử Encarta).

Thái cực quyền có phải chỉ là một bài quyền
Thái cực quyền không phải chỉ là một bài quyền có nhiều dị bản. Thực chất, tất cả các môn võ thuật đều có bài quyền và có thể có nhiều dị bản. Thái cực quyền hướng tới nội công, hóa giải công lực. link4biz 15:45, 22 tháng 10 2006 (UTC)

Tôi có 1 thắc mắc quanh bài quyền nay mong quý vị giải thích, trước đây, trong ngày giỗ nữ anh hùng Triệu thị Trinh tại đền thờ của bà ở Thanh Hóa, có 1 võ phái biểu diễn võ thuật, và có 1 bài quyền, nó có tên là Thái cực quyền nhưng lối biểu diễn của nó khác lối đi thônmg thường mà tôi hay thấy trong sách báo, tôi không hỏi nhiều vì rất vội, không có thời gian gặp hỏi vị võ sư trình diễn, phải chăng đây là 1 dị bản. (Những bản quyền có dị bản là những bản quyền mà về căn nguyên thì các dị bản là như nhau, nhưng chỉ khác đôi chút về các động tác, các bước di chuyển).--silvi 10:53, ngày 17 tháng 3 năm 2007 (UTC)
Có thể đó là bài Dương gia Thái cực quyền đầy đủ mà ở Hà Nội thi thoảng vẫn thấy các cụ tập, khác với bài Thái cực quyền giản hóa 24 thức. Cũng có thể là bài Thái cực trường sinh đạo do cố trưởng môn Song Tùng phát triển. Lục thử cuốn sách "Thái cực trường sinh đạo" ở nhà nhưng chưa tìm thấy, chỉ nhớ bài này 24 thế, có đặc điểm khác các bài thái cực khác là đánh trên một mặt phẳng, đầu không nhấp nhô theo đòn thế, nền nhạc là bài Thiên thai của Văn Cao. Các động tác ít uyển chuyển hơn bài Thái cực quyền giản hóa của Dương gia. Nếu nhớ không nhầm thì Thái cực trường sinh đạo của Việt Nam có thể coi là Tôn gia thái cực. Nó được UNESCO Hà Nội công nhận là bài tập mang tính dân tộc. Năm 1999, Viện Thể dục Thể thao tổ chức hội thảo về bài tập này và sau đó đưa phong trào lan rộng cả nước.

TÔI VIẾT THÊM BÀI NÀY DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI YÊU CUỘC SỐNG.

MỘT PHÁT MINH VĨ ĐẠI

Thái cực quyền một phát minh vĩ đại của người Trung quốc. Và cho đến nay đã được hàng triệu người luyện tập trên khắp thế giới. Tại sao môn này lại có sức hấp dẫn như vậy ? các bạn có nên tập thái cực quyền ?

MANG LẠI ĐIỀU GÌ CHO CUỘC SỐNG?

Thái cực quyền mang lại điều gì cho các bạn ? Một ý chí bền bỉ, một tinh thần sản khoái, một sức khỏe tuyệt vời, một vóc dáng tối ưu, một phương thuốc phòng ngừa bệnh tật, một liều thuốc chữa dứt điểm nhiều bệnh mãn tính, một nền tảng đạo đức và triết lý sống, một cách phòng vệ hữu hiệu... rất nhiều. Quan trọng nhất là có thể sống lâu trên trăm tuổi. (Trương Tam Phong 145 tuổi)

LỜI GIẢI THÍCH TẠI SAO ?

Bạn có thể không tin chăng ? nhưng sau đây tôi xin trình bày nguyên nhân, giải thích và kết quả nghiên cứu... bằng ngôn ngữ bình dân mà không đi sâu vào chuyên môn khó hiểu.

Sự sống của chúng ta nhờ vào năng lượng của phản ứng oxy hóa. Trong phản ứng đó cần hai thứ thức ăn và không khí. Nếu không có thức ăn hoặc không khí chúng ta sẽ chết. sự cung cấp cân bằng hai hai thứ này sẽ làm cho con người khỏe mạnh, không bệnh tật.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TẬT

Thường có hai nguyên nhân chính : suy yếu các cơ quan hay vi trùng, siêu vi trùng tấn công.

Trong trường hợp chúng ta ăn nhiều thức ăn mà không cung cấp đủ không khí lượng dinh dưỡng dư thừa sẽ đọng lại trong cơ thể làm chúng ta béo phì, máu nhiễm mỡ, nghẽn mạch, máu tiểu đường, huyết áp, tai biến mạch máu, tim , gan... suy yếu các cơ quan nội tạng. Mặt khác các chất độc hại dư thừa lâu ngày không được giải phóng sẽ dẫn đến biến đổi gien và gây ung thư. Các bệnh này do mất cân bằng dinh dưỡng.

Mặt khác nếu thiếu oxy không đủ máu (mang bạch cầu diệt vi trùng) đến các cơ quan nội tạng sẽ không đủ khả năng kháng bệnh tật.

Bạn sẽ hỏi ai cũng thở sao lại thiếu không khí được ? rất dễ giải thích, cơ quan cung cấp ôxy là phổi, trong khi đó phổi của bạn bị suy yếu theo tuổi tác không còn như lúc trẻ. Hơn nữa người ta chứng minh rằng buồn phổi của con người ở thể xốp và có % thể tích rất lớn so với cơ thể lúc bạn mới sinh ra. Nhưng theo thời gian ít luyện tập, thở sâu làm cho nó thoái hóa bớt đi phần thể tích xốp ít dùng đến. Điều này dẫn đến lượng khí cung cấp không đủ trong một thời gian dài mà ta không biết, hậu quả là bệnh tật như đã nêu ở trên.

Thái cực quyền giúp bạn luyện tập thở sao cho cung cấp đủ ôxy cho cơ thể. Rèn luyện phổi của bạn, đặc biệt là tăng thể xốp tăng hấp thụ ôxy và luyện cơ hoành (người ta còn gọi là hoành cách mô).

THÁI CỰC QUYỀN PHÒNG BỆNH VÀ CHỮA BỆNH

Khi bạn tập thái cực quyền giúp bạn tối ưu hệ thống hô hấp cung cấp đủ oxy cho cơ thể làm cân bằng dinh dưỡng. Khi phổi của bạn cung cấp đủ lượng oxy các chất thừa sẽ bị đốt cháy hết tránh được các bệnh do thừa chất. (GIẢM BÉO)

Khi oxy đầy đủ sẽ làm cho tim bơm máu đỏ nhiều dưỡng chất hơn đến các cơ quan nội tạng, giúp chúng hoạt động tốt hơn.

Sự co duỗi của các động tác làm nên ứng suất cục bộ bên trong các mạch máu giúp cọ rữa mạch máu một cách tự nhiên làm cho lưu thông máu huyết. Sự lưu thông máu huyết cũng đồng nghĩa với tăng dưỡng chất tăng hiệu suất hoạt động các cơ quan và có nhiều huyết cầu trắng đến hơn làm cho hệ thống miễn dịch được tăng cường khắp mọi nơi trong cơ thế nên kháng được các loại vi trùng vi rút xâm nhập cơ thể. (DIỆT VI TRÙNG VÀ KHÁNG KHUẨN)

Sự lưu thông máu huyết. thông các mạch máu làm giảm các nguy cơ tim mạch tăng cường, đem dinh dưỡng đến nhiều cơ quan, mang sự sống đến cho co thể.

TĂNG CƯỜNG CHỨC CÁC KHU CHỨC NĂNG CỦA NÃO

Khi bạn tập thái cực quyền có nhiều lúc phải xoay chuyển cơ thể theo nhiều góc độ khác nhau và có nhưng lúc bạn chỉ phải đứng trên một chân. Điều này giúp cho rèn luyện phần tiền đình não, cơ quan giữ thăng bằng của cơ thể, làm giảm nguy cơ mất thăng bằng, chóng mặt, ngã té ở người lớn tuổi và tăng phản ứng nhanh cho mọi lứa tuổi.

Như bạn biết một khu trong não sẽ điều khiển chức năng hoạt động của cơ thể. Khi một đứa trẻ mới sinh ra chưa biết làm gì cả,chỉ biết quơ chân tay, muốn cầm cái gì cũng khó khăn, ngượng ngạo, qua quá trình luyện tập đi, đứng nằm ngồi, hoạt động cơ bắp, làm việc dần dần sẽ làm rèn luyện được các kỷ năng khéo léo của tay chân. Tất cả các kỷ năng này sẽ mai một khi về già, lớn tuổi hay ít hoạt động chân tay. dẫn đến chân tay luống cuống không điều khiển được. Khi tập thái cực quyền thường xuyên với các động tác rất phức tạp đã được tối ưu hóa về mặt cơ học. Sẽ làm kích thích ổn định tạo một phản xạ có điều kiện sâu sắc trong não, cải thiện đáng kể khu điều khiển hoạt động trong não.

Tập thái cực quyền trong trạng thái thư giãn thoãi mái về trí não và cơ thể làm cho trạng thái tinh thần của con người đạt đến điểm tối ưu, một trạng thái thư thái thật khó tả huyền bí(chỉ có tập rồi mới cảm nhận được). Làm cho giảm tress cân bằng tinh thần...

MỘT NỀN TẢNG ĐẠO ĐỨC

Với các chiêu thức chậm chạp, nhẹ nhàng khoang thai, nhân bản bạn sẽ bỏ lại tất cả những áp lực đời thường, những sự đua tranh, đố kị, nóng nảy, tham lam, hung dữ ... trở về với trạng thái sơ khai của con người đó là vô vi, chất phác hòa mình với vũ trụ theo đúng các quy lục phản phục.

Người xưa đã dùng trạng thái vô vi như một đích nhắm cho đạo tu tiên, tu thành tiên. Đây là một thế giới siêu cực lạc giữa đời thường. Làm cho con người sống với nhau tốt hơn.

SẢN PHẨM TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG

Một sản phẩm của nền triết học phương đông, sự sáng tạo ra môn thái cực quyền có rất nhiều truyền thuyết gây tranh cãi. Chúng ta không quan tâm đến sự tranh cãi này vì chuyện xảy ra đã lâu không biết thực hư đúng sai thế nào. Ở đây chỉ quan tâm đến cái gốc của vấn đề từ tư tưởng của lão tử với tác phẩm 2000 chữ "lão tử đạo đức kinh". Đây chính là khởi nguồn của môn thái cực quyền, một triết lý sống, một chân lý của cuộc sống. Để hiểu rõ hơn bạn có thể tham khảo các tài liệu về lão tử. Hướng cuộc sống đến với chân lý hạnh phúc của con người.

MÔN VÕ MANG NHIỀU TÍNH NHÂN VĂN

Các môn võ khác người ta thường dùng biểu tượng, bắt chước động tác của những loài động vật hung dữ như hổ, đại bàng, những loài độc vật như rắn ... làm cho người tập có thể xuất hiện tính cách nóng nảy hung dữ và sát thủ hơn, còn ngược lại nét chính yếu của thái cực quyền là mô phỏng các hiện tượng tưn nhiên mang tính lãng mạng và nhân văn ví dụ như : vân thủ (nghĩa là chiêu thức như mây trắng bay giữa trời xanh), bạch hạc lượng xí (con chim vui hạc múa), ngọc nữ xuyên thoa (thiếu nữ may áo), song phong quán nhĩ (gió thổi qua tai), thất tinh thượng bộ (theo vị trí chòm sao trên trời), chuyển thân bài liên (đóa hoa sen lay động trước gió), như phong tự bế (đóng cửa). Những chiêu thức rất đời thường cuộc sống lãng mạng và nhân văn không hại ai cả tuân theo luật trời đất, nhưng bên trong đó chính là sức mạnh huyền bí của tự nhiên, cũng là môn bí truyền nội công nhắm đến của thái cực quyền. Rất thâm thúy và sâu sắc.

MỘT MIẾNG ĐỂ TỰ VỆ PHÒNG THÂN

Có một điều đơn giản thế này gần như một nguyên tắc cuộc sống : người nhỏ con, người thấp bé, người nhỏ tuổi, con gái yếu đuối, người già cả... là những đối tượng được xem là dễ bị tấn công nhất. Điều này bắt nguồn từ bản năng động vật thấy đối tượng yếu hơn, nắm chắc phần thắng thì mới tấn công.

Môn thái cực quyền cho phép bạn, một người nhỏ con hơn yếu hơn có thể đánh ngã người to lớn hung dữ hơn. Cũng có một nguyên tắc thật hay đó là người hung dữ, tâm ác, có nguy cơ hay tấn công người khác thì lại là loại hoàn toàn không có đủ tố chất để học môn này (có lẽ là lý lẽ của tạo hóa).

Dựa vào nguyên lý cơ học rất căng bản là cánh tay đòn, những vòng tròn, chuyển động xoay, cách di chuyển cơ thể và sử dụng lực một cách tối ưu nhất, lợi dụng lực quán tính ... để hóa giải, phòng thủ tấn công... nhưng mục đích chủ yếu chỉ nhằm làm đối phương té ngã, và bị phản đòn trở lại. Theo học thuyết thái cực quyền thì kẻ tấn công càng mạnh sẽ bị ăn đòn phản công càng nặng, thật là thích đáng cho như kẻ dùng đòn nặng với người khác yếu hơn mình.


Tôi đã dùng nội dung này để thêm vào trong bài viết chính.--Silviculture 08:49, ngày 6 tháng 1 năm 2007 (UTC)
Đề nghị viết bài
Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái Newone 07:20, 30 tháng 11 2006 (UTC)

Chuyển nội dung từ bài Hồng quyền
Nguồn Gốc Thái Cực Quyền
Có nhiều tài liệu cho rằng Thái Cực Quyền là của Trương Tam Phong (Trương Quân Bảo) là môn đồ của Thiếu Lâm Tự Tung Sơn Hà Nam sau này sáng lập ra võ phái Võ Đang. Song, theo các tài liệu võ thuật của người Trung Hoa khảo cứu trong cuốn Quốc Kỷ Luận Lược của Từ Triết Đông (đã được dịch giả Trí Chi và Hồ Hiếu Vũ dịch sang tiếng Việt với tựa đề là Lược Khảo Võ Thuật Trung Hoa do nhà xuất bản Võ Thuật Tùng Thư Sài Gòn xuất bản tại Sài Gòn ngày 10 tháng 12 năm 1973) thì đây là truyền thuyết không đáng tin cậy. Theo tài liệu Thái Cực Quyền Thường Thức Vấn Đáp do tác giả Trương Văn Nguyên (dịch giả Đàm Trung Hòa dịch sang tiếng Việt) thì làng Trần Gia Câu không có liên quan gì đến giả thuyết về Trương Tam Phong cả và Thái Cực Quyền ngày nay chính là Thái Cực Quyền xuất xứ tại làng Trần Gia Câu, Hà Nam (Xem thêm tài liệu Thái Cực Quyền trong mục Tham Khảo phía dưới bài).

Thái Cực Quyền của làng Trần Gia Câu do Trần Vương Đình sáng tạo chính là nguồn gốc của Thái Cực Quyền ngày nay.
Các Dòng phái Thái Cực Quyền ngày nay
Theo tài liệu Thái Cực Quyền Thường Thức Vấn Đáp do tác giả Trương Văn Nguyên thì có bảy nhà như sau:

Thái Cực Quyền Trần Gia Lão Giá bắt đầu từ Trần Trường Hưng ở Trần Gia Câu, Hà Nam.
Thái Cực Quyền Trần Gia Tân Giá bắt đầu từ Trần Hữu Bản cũng ở Trần Gia Câu, Hà Nam.
Thái Cực Quyền Trần Gia Tiểu Giá bắt đầu từ Trần Thanh Bình ở làng Siêu Bảo (gần Trần Gia Câu).
Thái Cực Quyền Dương Gia bắt đầu từ Dương Lộ Thiền truyền cho hai con trai là Dương Ban Hầu và Dương Kiện Hầu, Dương Kiện Hầu lại truyền cho con là Dương Trừng Phủ.
Thái Cực Quyền Vũ Gia bắt đầu từ Vũ Vũ Tương người huyện Vĩnh Niên, phủ Quảng Bình, tỉnh Trực Lệ, đến Ôn Châu Hà Nam, theo học với Trần Thanh Bình.
Thái Cực Quyền Ngô Gia bắt đầu từ cha con của Ngô Toàn Hựu và Ngô Giám Tuyền học từ Dương Lộ Thiền.
Thái Cực Quyền Tôn Gia bắt đầu từ Tôn Lộc Đường (người Bắc Kinh) học từ Hác Vi Trinh.
Thật ra ở Trung Hoa và ngay trong hệ thống quyền thuật Thiếu Lâm không có sự phân biệt Thiếu Lâm Quyền và Thiếu Lâm Danh Gia, đây là thuật ngữ do người đời sau thêm bớt mà thành.

Theo thống kê toàn Trung Quốc của Viện Nghiên cứu Võ thuật Trung ương Bắc Kinh, tất cả các phái võ có nguồn gốc từ Thiếu Lâm Tự và ngay cả tại Thiếu Lâm Tự (Tung Sơn Hà Nam) có tất cả trên 500 bài quyền Thiếu Lâm, một con số đồ sộ khổng lồ và không ai có thể học hết được cả đời.

THÁI CỰC QUYỀN - ( Tai Chi )

Tôn Thất Cảnh

Kính thưa quý vị,
Năm 1975 tôi đã nhờ tập TCQ mà lành được cái bướu trong đầu mà không cần giải phẫu.
Vì nhận thấy kết quả quá hay, tôi có ý định sẽ truyền bá môn này cho mọi người. nên đã cố gắng đeo đuổi việc tập luyện, học hỏi thêm nhiều vị thầy khác để nghiên cứu và dạy cho đúng.

Với tinh thần Hướng Đạo có trong người từ khi gia nhập phong trào từ năm 1940, tôi đem phổ biến môn này cho mọi người tập luyện gần 30 năm suốt từ năm 1976 đến nay mà không thấy mệt mỏi. Ngược lại tôi luôn luôn cảm thấy vui sướng và thích thú vì đã giúp được nhiều người lành bệnh sau khi chỉ cho họ tập Thái cực quyền.

Có 2 câu của BiPi đã được các Trưởng Hồ văn Khuê Albert và Trưởng Trần Ngọc Sính day tôi từ khi tôi gia nhập phong trào đến nay đã hơn 60 năm và còn theo tôi cho đến khi tôi nhắm mắt từ giã cuộc chợ Huớng đạo. Đó là :

-“ Hạnh phúc thật sự chỉ tìm được khi ta giúp người khác"


-"Muốn có hạnh phúc phải chia xẻ hạnh phúc của mình cho kẻ khác “.

Sau đây tôi sẽ lần lượt trình bày những mục .
1. Tại sao chúng ta phải tập luyện ?
2. Tập luyện như thế nào ?
3. TCQ là gì ?
4. Nguồn gốc Thái cực quyền.
5. Ai có thể tập TCQ ?
6. Tập TCQ như thế nào ?
7. Lợi ích của TCQ.
8. Phương pháp giảng dạy.
9. Cần tập thêm gì ngoài TCQ.


1.- Tại sao chúng ta cần phải tập luyện ?

Trời sinh con người phải vận động cho cơ thể được khoẻ mạnh. Cơ thể, ví như một chiếc xe, luôn luôn cần được bảo trì và phải xử dụng thường xuyên để xe chạy cho ngon lành. Vận động thường xuyên giúp cơ thể được sung
sức, tinh thần nhanh nhẹn, gia tăng khả năng hoạt động và tránh được nhiều bệnh tật.
Cơ thể vận động lâu dài trên 5, 6 chục năm nên dễ sinh lười biếng và do sự lười biếng nên cơ thể dễ bị bệnh xâm nhập. Aristote, một nhà hiền triết Hy lạp ( 384-322 trước Tây lịch ) đã nói :
" Không có gì làm suy yếu và phá huỷ cơ thể con người bằng để cơ thể không vận động lâu dài ."


2.- Tập luyện như thế nào ?

Tập luyện vừa sức vì tập quá sức có hại, Nên vận động ngoài trời để cơ thể con người ( tiểu vũ trụ ) có thể hòa hợp với sự biến chuyễn không ngừng của Ðại vũ trụ.

Có nhiều loại vận động như đi bách bộ, tập Thể dục, tập Yoga, tập Khí công (Chi Kung, Qigong ) tập Thái cực quyền ( Tai Chi ),.

Người lớn tuổi nên chọn những loại vận động nhẹ nhàng chậm rãi thích hợp với sức khỏe và bệnh tật của mình vì càng lớn tuổi, xương càng dòn, nếu tập động tác mạnh, xương dễ bị gãy và khi bị gãy thì khó lành.

Ði bộ

là lối vận động đơn giản dễ nhất. Nên đi bộ vừa sức vì đi nhiều quá hại gân. Nên đi theo lối hành thiền, không nên trò chuyện để tâm tĩnh và kết hợp với lối thở sâu, dài, đều và êm ( Thâm, trường, quân, tĩnh ).

Hai chân bước đi, sẽ thúc đẩy sự lưu thông của Khí trong 6 đường kinh của 3 tạng là Tỳ, Can, Thận và 3 phủ là Ðỡm ( mật ), Vị ( bao tử ) và Bàng quang ( bộ phận thải nước tiểu ).

Hai tay cần đưa tới đưa lui, để thúc đẩy sự lưu thông khí trong các tạng phủ còn lại là Tâm ( tim ),Phế ( phổi ), Ðại trường ( ruột già ), Tiểu trường ( ruột non ), Tâm bào ( màng tim ) và Tam tiêu.

Có hai cách đi bộ :

Ði bộ chậm, chủ về Thủy, đi chậm và thở theo nhịp bước chân, thận mạnh, thuỷ vượng có thể hạ áp huyết,


Ði bộ nhanh , chủ về Mộc, đi nhanh Can mộc vượng, trị tiểu đường, mộc sinh hỏa, hỏa vượng, đốt cháy calo, chống mập phì.


Tập thể dục nhẹ, tập thể dục luyện về thể lực ( nở nang các bắp thịt ).

Tập yoga luyện tập cả khí lẫn thể lực nhưng ngồi hay đứng tại một chỗ tập từng bộ phận riêng biệt.

Tập khí công chỉ luyện tập về khí không luyện về thể lực.

Tập thái cực quyền là luyện cả về thể lực và về khí như yoga nhưng di chuyển, toàn cơ thể đều động " nhất động vô hữu bất động ", ngoài ra còn dùng ý điều khiển khí lưu thông khắp cơ thể.

Theo tôi, vì những động tác trong Thái cực quyền toàn là chậm rãi, mềm mại nhẹ nhàng nên người lớn tuổi tập Thái cực quyền là hợp nhất.

3.- Thái cực quyền là gì ?

Thái Cực là danh từ đầu tiên ở Kinh Dịch, Thái là lớn lao, Cực là trạng thái ban sơ của vũ trụ, ngụ ý nói sự rộng lớn bao la của vũ trụ .Thái Cực được tượng trưng bằng vòng tròn liên tục thể hiện trong Thái cực đồ.


Thái cực đồ có hình một vòng tròn trong đó có 2 phần màu trắng và màu đen, trắng ( màu sáng ) tượng trưng cho dương, đen ( màu tối ) tượng trưng cho âm. Trong phần đen có một chấm trắng và trong phần trắng có một chấm đen có nghĩa là trong âm có dương và trong dương có âm, âm dương bổ sung cho nhau.

Thái cực sinh lưỡng nghi là âm và dương


Âm dương xung đối, chế hóa nhau đồng thời thúc đẩy nhau và do đó, vạn vật mới sinh thành.

Trời đất là Ðại vũ trụ, con người là tiểu vũ trụ.

Trời đất có âm có dương ( trời + , đất - ), con người cũng có âm có dương ( đầu và bên Phải + , chân và bên Trái - ).

Trong cơ thể luôn luôn có sự điều hòa cân bằng 2 khí âm dương.Âm dương là hai trạng thái đối nghịch. Trời đất có sáng có tối, con người có khi sáng suốt thông minh, có khi ngu muội, đần độn,

Trời đất có nóng có lạnh, con người có lúc nóng nảy, có lúc lạnh lùng.

Ngũ hành : Trong trời đất, vạn vật có ngũ hành :

Gỗ ( Mộc ), Lửa ( Hỏa ), Ðất ( Thổ ), Kim loại ( Kim ), Nước ( Thuỷ ).

Trong cơ thể con người cũng có ngũ hành: Can thuộc Mộc, Tâm thuộc Hỏa, Tỳ thuộc Thổ, Phế thuộc Kim, Thận thuộc Thuỷ.

Thuận với trời đất thì khoẻ mạnh mà nghịch lại thì bệnh tật.

Thái cực quyền :

Sở dĩ lấy tên Thái cực cho bài quyền vì mỗi động tác của nó đều có phân chia âm dương, nghĩa là có đối nghịch, có thăng có giáng, có hợp có khai, có trái có phải, có tiến có lùi, có hư có thực, v.v.......

Ngoài ra, mỗi động tác của Thái cực quyền đều đi theo đường tròn như các đường tròn trong Thái cực đồ.

Các động tác trong Thái cực quyền từ khởi thức đến thu thức được liên tục, không đứt đoạn như một vòng tròn hoàn chỉnh, không thấy đầu mối ( yếu quyết tương liên bất đoạn) như vòng tròn Thái cực đồ.

Thái cực quyền là một môn võ vừa là môn vũ thể dục vừa là thiền động.

Nó là một môn võ vì các chiêu thức đều được trích ra từ các bài quyền chiến đấu.

Nó là môn vũ vì các động tác nhịp nhàng và uyển chuyển.

Nó là một dạng thiền động vì khi tập phải tập trung tư tưởng và buông xã như thiền và các động tác được liên tục và phối hợp với lối thở sâu và thở bụng.

Không nên nhầm Thái cực quyền ( Tai chi chuan ) với Thái cực đạo ( Tae Kwon Do , phải dịch là Túc quyền đạo mới đúng ).

4.- Nguồn gốc của Thái cực quyền.

Về nguồn gốc, cho đến nay chưa có thuyết nào xác thực.

Theo thuyết cũ, vào thế kỷ thứ 13 Ðạo sĩ Trương Tam Phong ( Chang Sen Feng ) tu ở núi Võ Ðang đã sáng chế ra môn võ công Thái cực quyền của phái Võ Ðang, nhưng trong các loại bản văn cũ không có ghi chép thống nhất.
Căn cứ vào tài liệu ở Trần Gia Câu, người ta chỉ biết có Thái cực quyền ở Trần Gia Câu xuất hiện vào đầu triều nhà Thanh. Cuối thế kỷ 18 Dương Lộ Thiền được Ðại gia Trần Trường Hưng truyền dạy. Sau đó Dương Lộ Thiền sửa đổi hình thức và nội dung quyền thế cho thích hợp với quần chúng và tốc độ đi bài quyền chậm đều thay vì nhanh chậm không đều của Trần gia thức.
 
Dương Lộ Thiền truyền lại cho 2 người con là Dương Ban Hầu và Dương Kiện Hầu. Con của Dương Kiện Hầu là Dương Trừng Phủ lại sửa đổi thêm và truyền bá rộng rãi môn này cho đến ngày nay. 




5.- Ai có thể tập Thái cực quyền ?

Vì các động tác nhẹ nhàng, không cần dùng sức nên bất kỳ ai, nam phụ lão ấu, già hay trẻ, khoẻ cũng như yếu đều có thể tập Thái cực quyền.

Ðối với những người yếu đuối, bệnh hoạn nên tập tùy sức, tập nhiều lần trong ngày, mỗi lần tập nên cố gắng tập cho đúng.

Mặc áo quần rộng rãi để khí huyết dễ lưu thông. Dùng giày dép đế thấp tránh bị trượt, ngã.

6.- Tập luyện Thái cực Quyền như thế nào ?


Thái cực quyền thuộc Nhà họ Dương, phái Võ Ðang chia làm 2 ngành : chiến đấu và dưỡng sinh.

Chúng tôi tập theo dưỡng sinh nên tôi chỉ đề cập đến Thái cực Dưỡng sinh mà thôi.

Thường tại các sân tập ngừoi ta chỉ chú trọng đến việc tập bài quyền mà không chú trọng đến căn bản .

Lớp tôi hướng dẫn chia làm 4 cấp : Luyện Hình, luyện Khí, luyện Ý và luyện Tâm. 

Cấp 1 . Luyện hình : Luyện căn bản và các tư thế của các chiêu thức trong bài quyền cho đúng.
Ðộng tác của Thái cực quyền rất chậm rãi, thong thả, mềm mại, nhịp nhàng theo từng thế quyền, toàn thân phải buông lỏng nhưng động tác rất vững chắc. Một chỗ động thì tất cả mọi chỗ đều động chứ không vận dụng từng bộ phận như ở các môn thể thao khác. Khi đánh một chiêu thức cần chú ý đến ngũ pháp, đánh đúng theo ý của chiêu thức và theo đúng 10 yếu quyết của Thái cực quyền.

Ở cấp 1, học viên cần buông lỏng toàn thân, chú trọng nhất về bộ pháp, thủ pháp và thân pháp.

Không nên chỉ chú trọng đến thủ pháp mà quên một phần rất quan trọng là bộ pháp vì bộ pháp có đúng, xuất chiêu mới được vững chắc ví như gốc rễ cây có chắc thì cây mới đứng vững được.

Tay xuất chiêu phải mang yếu lý của võ thuật, chỉ dùng ý không dùng sức để đẩy khí đi (yếu quyết dụng ý bất dụng lực )

Chân phải phân rõ nặng nhẹ ( yếu quyết phân hư thực ) vì vậy khi đi xong một bài quyền tuy mồ hôi toát ra nhưng người tập xong vẫn không thấy mệt.

Thân phải giữ thẳng ( yếu quyết thứ nhất : hư linh đĩnh kình ).

Vì là một môn võ nên mỗi chiêu thức phải được đánh cho đúng thế võ, nếu không, khi nhìn vào, người ta cho là múa " lèo " như Thầy Ðổng Anh Kiệt, một đại sư Thái cực quyền Trung quốc đã nhận xét như sau :
-"phần đông múa Thái cực quyền thì nhiều, chỉ theo hình thức bên ngoài, dù có luyện đến 10 năm vẫn còn hồ đồ.." .

Cấp 2 . Luyện khí : Luyện thở theo động tác.

Con người sống cần phải thở và thở cho điều hòa và chính xác mớí trường thọ. Ở cấp luyện khí, phải kết hợp hô hấp với vận động đúng theo quy luật. Học viên sơ cấp ( luyện hình ) thở tự nhiên khi đi bài quyền, từ cấp luyện khí trở lên, tại các sân tập của tôi, các học viên luôn luôn phải tập thở theo động tác.

Trên thực tế, hầu hết tại các sân tập, ở đây cũng như ở VN, các thầy chỉ dạy về Hình, chỉ chú trọng đến thủ pháp khi đánh các chiêu thức, đánh cho có dạng, không theo Ngũ Pháp ( Bộ pháp, Thủ pháp, Thân pháp, Tâm pháp và Nhỡn pháp ) và thở tự nhiên khi đi bài quyền.

Trước năm 90, ở Việt Nam, hầu hết ở các lớp không dạy thở theo động tác. Sau đó, nhờ có một bài viết kêu gọi tập TCQ phải tập thở theo động tác và cho biết rằng " tập Thái cực quyền mà không thở theo động tác thì uổng công vô ích ", nên từ đó, ở VN, các thầy mới bắt đầu chịu dạy cho học viên thở theo động tác.


Cấp 3 . Luyện ý : Luyện dùng ý dẫn khí đi theo mục đích của chiêu thức.

Sau khi luyện khí, học viên ngành dưỡng sinh cần học luyện ý ( h†c viên ª ngành Thái c¿c quyŠn chiến đấu đã được học ngay ở giai đoạn luyện hình rồi ).

Học viên phải hiểu rõ mục đích của mỗi động tác để dùng ý dẫn khí đi .


Cấp 4 . Luyện tâm : Luyện tâm tĩnh, xã chấp và biết hy sinh.

Tập Thái cực quyền phải tập trung tư tưởng, không tâm viên ý mã, tâm phải tĩnh, không phải tập theo lối ồn ào và mạnh như aerobic. Tập Thái cực quyền là tập buông xả là xả bỏ, là xả chấp. Khi đã xả bỏ thì ta luyện được cái tâm thoải mái. Khi thân được khoẻ mà tâm lại được an lạc thì mới trường thọ .

Ngoại cảnh gây bệnh cho thân xác trong khi sự buồn phiền lo lắng, thần kinh căng thẳng là mầm mống của tâm bệnh.

Tập Thái cực quyền để dưỡng sinh không phải để đánh thắng người như theo ngành chiến đấu mà là để đánh thắng ta.

Thắng người đã khó mà thắng chính ta lại càng khó hơn, thắng ta là thắng cái bệnh hoạn của ta, thắng cái sự lười biếng, thắng cái sự cố chấp của ta. Cố chấp là nguồn gốc của sự bất đồng trong gia đình, trong xã hội.

Khi đã xả chấp được rồi, nên cố gắng tiến xa thêm một bước là luyện tâm biết hy sinh, quên mình để lo cho người, nhất là những người đau ốm, bệnh hoạn đang cần mình giúp đỡ.


Việc tập luyện

lúc đầu khó khăn vì phải nhớ cho hết các động tác và làm đúng theo sự hướng dẫn, phải luyện tập thường xuyên mỗi ngày, người tập phải cố gắng tập luyện vì biết rằng nó sẽ phòng bệnh, mang lại sức khoẻ cho mình để chống lại bệnh tật.

Phương pháp tập luyện phải chính xác, tư thế đúng, mới nâng cao được hiệu quả rèn luyện.

Có người đã nghĩ sai, cho rằng dùng thái cực quyền như thuốc Tây, tập xong rồi để đó, không chịu luyện hàng ngày, đợi khi nào đau, đem ra tập để chữa bệnh.

7.- Lợi ích của Thái cực quyền như thế nào ?

* Phòng bệnh và trị bệnh .

Phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Luyện để đáp ứng 2 mặt phòng bệnh cho thân xác, ổn định những rối loạn tâm thần và khi cần, có thể trị bệnh.

Luyện tập Thái cực quyền của ngành dưỡng sinh không phải để đánh nhau như ở ngành chiến đấu, mà là đánh với bệnh để trị bệnh, kéo dài tuổi thọ trong tình trạng khỏe mạnh.

Thái cực quyền tăng khả năng thích ứng với thay đổi của thời tiết, mang lại sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người : Âm dương trong con người kết hợp với âm dương của vũ trụ giúp con người tạo được sự hài hòa của bên trong ( tâm ) với các hoạt động bên ngoài ( tay chân ).

Nhiều người, qua một thời gian rèn luyện, đã chứng minh Thái cực quyền có tác dụng chữa trị nhức đầu, đau lưng, chóng mặt, nhức mõi rất tốt. Ngoài ra nó còn chữa một số bệnh mãn tính như suy nhược thần kinh, bệnh tim, áp huyết, bệnh tiểu đường, thấp khớp, trị được các bệnh mất ngủ, mập phì, các bệnh về tiêu hoá như táo bón, ăn không tiêu v. v. . .
Nếu ai đòi hỏi hiệu quả tức khắc như dùng thuốc Tây thì không thể trông đợi gì vào Thái cực quyền vì hiệu quả chỉ đến từ từ , phải kiên trì tập luyện hằng ngày.

* Hổ trợ hoạt động hệ tuần hoàn, hệ tim mạch:
Khí và huyết luôn luôn đi kèm nhau, khí đi đâu thì huyết theo đó.

Tập Thái cực quyền, một chỗ động thì tất cả mọi chỗ đều động, làm cho khí huyết được lưu thông toàn cơ thể ( ví như châm cứu toàn cơ thể ), các mạch máu của động mạch sẽ hoạt động điều độ, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu.

Khí huyết lưu thông thì khỏi bệnh tật như vị danh y của ta ở thế kỷ thứ 19 là Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã nói :

" Thống, tắc bất thông, thông, tắc bất thống "
( có nghĩa là: Ðau, ắt là khí huyết không thông, đã thông khí huyết thì ắt là không đau ).

Trợ giúp và bảo vệ hệ tim mạch, phòng chống cao huyết áp và xơ cứng động mạch. Khi ta bị cao áp huyết, lúc đó, hỏa của Tâm đang vượng ( mạnh ), muốn hạ áp huyết, theo luật tương khắc của ngũ hành Thuỷ khắc Hỏa nên Thận phải có đầy đủ Thuỷ để làm hạ Hỏa của Tâm. Tập Thái cực quyền tăng cường thận, thủy được vượng, điều hòa được âm dương nên áp huyết không thể tăng lên cao được.

* Tăng cường hệ thần kinh :
Thường thường mỗi khi có chuyện buồn phiền làm thần kinh căng thẳng, ta có thể làm giảm mức độ căng thẳng bằng một lối xả tự nhiên là dùng giấc ngủ, dùng thể dục thể thao như bơi lội, tập thái cực quyền, dùng các thú tiêu khiển như chơi cây cảnh, hoặc tập thiền v . .v. ..
Khi tập Thái cực quyền phải tập trung tư tưởng, làm cho con người dịu lại, được thư giãn, tập gạt bỏ tất cả mọi ưu phiền, như vậy khắc phục được căng thẳng thần kinh và cơ bắp nhờ các động tác như bơi trong không khí trong khi tâm được tĩnh. Khi tâm được tĩnh, vỏ đại não được nghỉ ngơi làm cho con người được thư sướng.
Thái cực quyền trị bệnh suy nhược thần kinh: Trong khi não bộ bị làm việc quá độ, cho nó nghỉ ngơi một chốc lát bằng cách cố gắng làm cho nó không nghĩ gì hết. Khi tập Thái cực quyền, toàn bộ cơ bắp phải buông lỏng.

Những động tác dịu dàng kết hợp với việc buông lỏng cơ bắp, làm cho thần kinh được nghỉ ngơi khiến ta cảm thấy thoải mái.

Có nhiều loại thiền, Thái cực quyền là một loại thiền động, khó hơn hành thiền vì hành thiền khi tập trung tư tưởng, hai chân tự động bước tới, còn về Thái cực quyền, khi tập trung tư tưởng khí đi theo chiêu thức làm cho tay chân vận động theo đúng các tư thế của chiêu thức (dĩ tâm hành khí , dĩ khí vận thân” dùng tâm ý làm cho khí lưu thông, sau đó lấy khí làm vận chuyển toàn thân)

Tăng cường trí năng, tăng cường trí nhớ.
Khi tập Thái cực quyền, tập nhớ các động tác và tên các chiêu thức, tập cho trí ra lệnh cho tay chân sẽ làm gì sau mỗi động tác vừa làm xong ( yếu quyết Nội ngoại tương hợp ).

* Trợ giúp và bảo vệ thận :

Tập Thái cực quyền chủ về thận, lấy eo làm trục để vận động tay chân ( “ chủ tể ư yêu, hành ư thủ chỉ “, có nghĩa eo là chủ ÇiŠu khi‹n cho tay chân vận động ).

* Trợ giúp và bảo vệ hệ thống xương cốt được khoẻ mạnh :

Vận động trong Thái c¿c quyŠn không thể tách rời hoạt động có liên quan giữa cơ bắp, khớp xương và các cơ quan liên hệ, vì một chỗ động tất cả mọi chỗ đều động.

Tập Thái cực quyền tăng cường được sự dẽo dai, sự linh hoạt của các khớp xương, nhất là của cột sống và của các khớp ở tay chân.
Ðộng tác vòng tròn, xoáy trôn ốc có thể khiến toàn bộ các cơ bắp và các đường gân trong cơ thể phải tham gia hoạt động, khiến khả năng của chúng thêm phong phú, uyển chuyễn.
Hoạt động các cơ quan tuy mềm mại nhưng có ảnh hưởng nhiều. Hệ xương cốt và các cơ quan khác chịu sự chi phối của cơ bắp, song có tác dụng của tự mình điều tiết , nó hổ trợ cho sự mạnh mẽ của xương, bảo đảm tính linh hoạt của các cơ quan khác trong cơ thể, ( trị bệnh thấp khớp, phòng chống xương bị biến tính như bị còng lưng và xơ cứng các khớp xương ).

* Cải thiện sư nhanh nhẹn, sức mạnh của người già :

Gia tăng sức mạnh cơ bắp phần dưới của cơ thể như bắp đùi, mông, bắp chân, cải thiện tư thế được thăng bằng, giảm rủi ro té ngã. Té ngã thường gây thương tích phần lớn làm chết người già ( ví dụ bị gảy xương hông ), hoặc nếu được cứu sống, cũng sống trong tình trạng dở sống dở chết.

* Làm chậm lão hóa:
Hiệu quả của tập Thái cực quyền đến từ từ nên người tập cần phải kiên trì tập luyện mỗi ngày.

Trên đây là những lợi ích mà các học viên của tôi đã thu được sau gần 30 năm tôi dạy môn này. Còn nhiều lợi ích khác trong các sách báo có nói nhưng tôi chưa có dịp kiểm chứng.

8.- Phương pháp tập do tôi hܧng dÅn :.
Không nên cố gắng học cho thuộc mà chỉ cần nghe băng để tập thường xuyên mỗi ngày . Cứ chịu khó nghe băng để tập rồi dần dần tự động sẽ nhớ đủ không cần học thuộc .

Đọc thêm tài liệu để hiểu rõ thêm về lý thuyết nói về Thái Cực Quyền .

* Tài liệu nói về Thái cực quyền ( sách và video ) ở Mỹ có rất nhiều, có thể tham khảo để tập, nhưng muốn tập cho đúng để có kết quả tốt, cách tốt nhất là nên tìm tài liệu của chính tác giả bài mình đang tập và nên đến các nơi dạy để được hướng dẫn rõ ràng, hơn nữa, ở sân tập, ngoài không khí luyện tập, có nhiều học viên đã luyện tập nhiều năm nên người tập có thể học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm tập luyện bổ ích hơn.

9.- Ngoài việc tập Thái cực quyền có thể tập thêm môn gì được nữa ?
Nên nhớ rằng tập luyện luôn luôn đi đôi với Dưỡng Sinh. không bao giờ tách rời. Tập luyện tốt mà ăn uống bừa bãi hoặc ăn uống cẩn thận mà không chịu luyện tập thì vẫn không ngừa được bệnh.
Có thể tập thêm Khí công ( Qigong , Chi Kung ). Khí công rất gẫn gũi với Thái cực quyền nên có thể bổ túc cho Thái cực quyền để tu dưỡng thân tâm và giải trừ bệnh tật. Không nên ham tập nhiều loại và tập quá sức. Có rất nhiều loại khí công. Tôi dạy Trí năng Công ( Zhineng Qigong, Mỹ gọi là Chilel ), dùng khả năng của trí tuệ để điều khiển khí.

Có thể tập thêm Phản xạ ( Reflexology ) Dùng bàn lăn, thiết đạn Bảo Ðình hoặc Trái thông

 (Nguồn: http://diendan.thaicucquyen.co/viewtopic.php?f=1&t=662 )
Share this article :

0 nhận xét:

Speak up your mind

Tell us what you're thinking... !

 
Support : Creating Website | BacNguyenA2Z Template | BacNguyen Template
Proudly powered by BacNguyenA2Z
Copyright © 2011. BacNguyenA2Z - All Rights Reserved
Original Design by Creating Website Modified by BacNguyenA2Z