Thiền & Kiếm
Thiền được hiểu là trạng thái hòa hợp tuyệt diệu giữa con người và vạn
vật. Khi tâm định và trong sáng như gương thì người tu thiền quán
tưởng sự vật xung quanh một cách tự nhiên giống như ngắm hoa nở, nhìn
trăng soi trên mặt nước hồ thu. Con tim thiền giả hòa nhịp với dòng
sống vũ trụ để cùng thưởng thức cái đẹp của thiên nhiên.
"Thiền" tiếng phạm
gọi là "Dhyana", nghĩa đen là định niệm. Ngoài ra "thiền" còn được hiểu
như "phương pháp tu dưỡng" ở Nhật Bản nói riêng và đông phương nói
chung. Nói đến thiền chúng ta thường hình dung cảnh tham thiền nhập
định, ngồi kiết già, điều tức quay mặt vào tường trong thiền viện, hoặc
liên tưởng đến trạng thái thoát tục, thanh thoát nhẹ nhàng như nước
chảy hoa nở, mây bay, trăng soi, một trạng thái thần tiên hòa nhịp với
thiên nhiên cỏ cây như qua mấy vần thơ sau:
Tâm như minh kính Hoa lai kiến hoa Nguyệt lai kiến nguyệt Dịch: Tâm như gương sáng Hoa đến ngắm hoa Trăng đến xem trăng
Vì thế Thiền được
hiểu là trạng thái hòa hợp tuyệt diệu giữa con người và vạn vật. Khi
tâm định và trong sáng như gương thì người tu thiền quán tưởng sự vật
xung quanh một cách tự nhiên giống như ngắm hoa nở, nhìn trăng soi
trên mặt nước hồ thu. Con tim thiền giả hòa nhịp với dòng sống vũ trụ
để cùng thưởng thức cái đẹp của thiên nhiên.
Thực tại hay hình
tướng sự vật với con mắt phàm tục của chúng ta nhận định đẹp hay xấu,
vui hay buồn, đúng hay sai, có hay không có, nó cũng thay đổi tùy thuộc
vào tâm thiền định của người tu thiền. Trạng thái này có thể tạm được
diễn tả qua câu thơ sau:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
"Tâm" và "cảnh" được nhà vua Trần Nhân Tông, đệ nhất tổ của Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam cô đọng trong bài thơ sau:
Nước đẩy nước trôi, đời vạn sự Tâm nghe lòng nhủ, tháng năm trôi (Ðăng Bảo Ðài Sơn)
Vậy thì “Kiếm” có
liên quan gì đến “Thiền”? Kiếm gợi cho chúng ta hình ảnh về chiến
tranh, giao đấu giữa những chiến sĩ thời xưa, ngoài ra nó còn là khí cụ
dùng để phòng thân hay sát nhân. Thực ra nó hoàn toàn không hẳn như
thế.
Nhìn từ tư tưởng
Ðông Phương Thiền học, kiếm thuật còn là một phương pháp tu tâm dưỡng
tánh. Kiếm biểu tượng trạng thái động, năng động đối lập với trạng
thái tĩnh yên lặng. Ðối với người võ sĩ thanh kiếm biểu tượng cho dũng
khí và sức mạnh tinh thần, linh hồn. Về mặt kiếm pháp người võ sĩ phải
học phương thức phát huy hiệu năng tối đa cách sử dụng thanh kiếm
trong khi giao đấu. Vì thế dụng kiếm có hai tác dụng: Tu thân và phòng
thân.
Hơn nữa người võ sĩ
muốn đạt đến tuyệt đỉnh của kiếm pháp phải ngày đêm luyện tập cách sử
dụng đường kiếm sao cho thật điêu luyện, song song với đó cần phải tu
tâm để đạt được trạng thái tự tại, gìn giữ một số quy luật võ sĩ đạo.
Tâm định là yếu tố quan trọng nó giúp người võ sĩ quán tường sự vật
đúng đán và chính xác. Nhân tố này sẽ giúp người võ sĩ hành động có
hiệu quả và hữu ích.
Ngày xưa ở Nhật Bản
có truyền thống người đi học kiếm đạo là những võ sĩ đi tìm chân lý, ý
nghĩa nhân sinh. Nơi đào tạo những võ sĩ gọi là “Ðạo Trường”, đôi khi
ngay chính thiền viện ở trên núi cũng là nơi để luyện tập kiếm pháp,
tinh thần, tu dưỡng tâm trí. Tiếc rằng tỷ lệ người thấu hiểu triết lý
của kiếm đạo, sống đúng theo nó không có là bao.
Tư tưởng "Kiếm Thiền
Nhất Như” (Kenzen ichijo) đề ra bởi võ sư Sơn Cương Thiết Châu (Yamaoka
Tesshu), vào năm Minh Trị thứ 13. Sơn Cương sinh trưởng trong một gia
đình thuộc giai cấp võ sĩ (Samurai) vào thời Mạc Phủ (Bakufu), trưởng
thành ngay vào thời điểm công cuộc vận động canh tân hiện đại hóa Nhật
Bản đang vào đoạn đường cuối cùng, giai đoạn đấu tranh kịch liệt giữa
thành phần sĩ phu bảo thủ và cấp tiến, một phe chủ trương duy trì chế
độ Mạc Phủ bế quan tỏa cảng, còn một phe kia chủ trương mở cửa giao
thương với Tây Âu trong tinh thần “Hòa Hồn Dương Tài” (Wakon Yosai).
Cuối cùng sau trận
thư hùng phe chủ trương canh tân đã thắng và thời đại Minh Trị Duy Tân
ra đời cũng là lúc chấm dứt giai cấp võ sĩ. Vào giai đoạn đó Sơn Cương
là lãnh tụ Nhượng Di Ðảng (phe bảo thủ), tức ông ta thuộc vào phe thua.
Hơn nữa nhân tố biến đổi chính trị đất nước, chịu nền giáo dục nho gia
với tư tưởng “trung, hiếu, chí thành” có thể nói ảnh hưởng không nhỏ
đến sự tư duy của Sơn Cương. Ông ta đã đạt đạo với trợ duyên của vị
Thiền Sư ở Thiên Long Tự (Tenryuji), sau thời gian gian dài tọa thiền,
tu luyện, dằn vặt, ưu tư về kiếm pháp, cũng như địch thủ cùng với công
án “Làm sao để tránh hai đầu thanh kiếm không chạm nhau”.
Sau thời gian tu
tập, tư duy Sơn Cương Thiết Châu đưa đến kết luận: ”Công phu khổ luyện
để đạt đến tuyệt đỉnh của kiếm pháp là Vô Ðịch". Danh từ ghép Vô Ðịch
ở đây bao hàm ý nghĩa thiền học rất đặc biệt. Nó không được hiểu theo
nghĩa bình thường con người thường hiểu. “Vô Ðịch” trong việc tu luyện
kiếm đạo nhắc nhở người võ sĩ cho dù trong khi giao đấu thập tử nhất
sinh mà vẫn không xem đối thủ là kẻ thù”. Cũng theo Sơn Cương Thiết
Châu: ”Trong kiếm pháp bao gồm triết lý về căn nguyên vũ trụ. Mục tiêu
cao nhất của người võ sĩ là luyện cho tâm được thanh tịnh, không tranh
thắng bại”.
Ðây cũng là mục đích
thiền kiếm, dùng hùng tâm để hóa giải, thắng tà ý của đối phương, chứ
không phải thanh kiếm. Khi tâm người võ sĩ trở nên trong sáng như mặt
nước hồ thu, như bầu trời không gợn chút mây đen, lòng dũng cảm sẽ
phát sinh. Từ đó sẽ tỏa ra sức mạnh tinh thần vô địch. Ðó cũng chính
là nhân tố để quyết định cuộc đấu. Ðể đạt được cảnh giới “Vô Ðịch” như
đã trình bày ở trên, người võ sĩ phải tự mình khắc kỷ, khắc khổ tu tập
ngày đêm, vượt qua ý niệm thắng thua, sinh tử. Nếu trong lòng còn mang
tư tưởng thắng bại trong khi tu luyện thì không thể nào đạt đến tuyệt
đỉnh của kiếm pháp. Ðiều này cho thấy chỉ có bản thân người võ sĩ thể
nghiệm được qua tập luyện. Tương tự nước nóng hay lạnh, chỉ người uống
nước mới cảm nhận, hay như người leo núi, chỉ có người leo đến đỉnh núi
mới thấy được cảnh hùng vĩ của thiên nhiên.
Tinh thần vô địch mà Sơn Cương triển khai, có thể tìm thấy trong Ðạo Ðức Kinh của Lão Tử:
Tri nhân giả trí (Biết người là Trí) Tự tri giả minh (Biết mình là sáng) Thắng nhân giả hữu lực (Thắng người là do sức mạnh) Tự thắng giả cường (Thắng chính mình mới là mạnh)
Người võ sĩ đạt đạo
luôn luôn bình thản tự nhiên trong mọi hoàn cảnh, cho dù ở giữa bãi
chiến trường, một phần họ đã thấm nhuần triết lý sống xem cái chết nhẹ
tựa hồng mao, coi đại nghĩa nặng tựa núi thái sơn. Người võ sĩ trang
bị với tinh thần thiền nhìn tất cả những hiện tượng xảy ra trước mặt có
đó mà không có đó. Ðể đạt đến trạng thái vô tâm, vô niệm, người võ sĩ
cần phải hiểu rốt ráo tinh thần “Bản lai vô nhất vật” trong bài kệ của
tổ Huệ Năng:
Bồ đề bản vô thụ Minh kính diệc phi đài Bản lai vô nhất vật Hà xử nhạ trần ai Dịch Bồ đề vốn không cây Gương sáng vốn không đài Nguyên lai không có thực Chỗ đâu bụi đời bám
Theo Sơn Cương công
việc tu học kiếm pháp được xem như phương tiện để đạt đến chân lý, làm
sao cho tâm trở nên sáng, thấu triệt sự uyên nguyên của tạo hóa, cuối
cùng phát hiện “Phật Tính” vì "bản lai vô nhất vật”.
Trong cuộc sống hằng
ngày đầy phiền não, ưu tư, lo lắng, con người phải vật lộn với đời
sống, thiên nhiên, trực diện với hoàn cảnh thay đổi nhanh chớp nhoáng
như trên màn ảnh máy điện toán, máy truyền hình. Ðôi khi bối rối
không biết phán xét, nhận định thực hư ra sao, thiền định giúp chúng
ta quân bằng, tĩnh tâm và đơn giản ngay trong nếp sống. Tức là đạt được
cái tĩnh trong cái động.
Cũng có người bảo
thiền là “buông xả”, là “phá chấp”. Ðó cũng chỉ nói lên một khía cạnh
của thiền. Thiền là sự sống, dòng sinh mệnh liên tục chảy vô tận không
ngừng nghỉ, đôi khi chúng ta không nhận thấy hay lãng quên mà thôi.
Trong mỗi khoảng khắc, mỗi niệm, hay sát na là những hạt nhân vun
trồng vườn hoa tâm linh để ngày ngày tăng trưởng hài hòa trong dòng
sống chúng ta.
Tư tưởng thiền là sự
biết trong cái không biết, niệm trong sự vô niệm, hữu tâm trong sự vô
tâm, ý thức trong vô ý thức và phân biệt trong vô phân biệt. Nói lên
tính chất lưỡng diện vừa khẳng định và phủ định bao hàm trong tư tưởng
Thiền.
Tư tưởng này được Quốc sư Vạn Hạnh vào đời Lý diễn tả trong bài thơ sau:
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô Vạn mộc xuân sinh thu hựu khô Nhậm vận thịnh suy vô bố úy Thịnh suy như lộ thảo đầu phô DỊCH: Thân như tia chớp có lại không Cỏ cây xuân sanh thu lại khô Cuộc đời lên xuống vội lo chi Lên xuống như hạt sương rơi đầu cỏ.
Tư tưởng thiền vượt
không gian và thời gian, minh chứng sự vô thường của ngũ uẩn cấu tạo
thể xác. Nhưng dòng sinh mệnh là “vô thủy vô chung” không có sự khởi
đầu cũng như không sự tận cùng. Dòng sống hòa cùng vũ trụ “ngã tức vũ
trụ” như cỏ cây sinh trồi nẫy nở trong mùa xuân,trưởng thành vào mùa
hạ, héo tàn theo mùa thu, ấp ủ vào mùa đông. Cũng như "xuất sinh nhập
tử” trong sự sống hàm chứa sự chết, trong cái chết đang đẻ ra đời sống
mới, tuần hoàn theo luật thịnh suy của tạo hóa, giống như giọt sương
ban mai trên đầu ngọn cỏ, có đó rồi tan vào không gian.
Thiền và Kiếm bề
ngoài có cảm giác nó tương khắc, mâu thuẫn với nhau. Nhưng thực ra nó
giống như hai mặt của bàn tay, bổ túc cho nhau, tương sinh lẫn nhau. Vì
trong động có tĩnh và trong tĩnh có động, thể hiện trong tư tưởng “sắc
tức thị không, không tức thị sắc” trong cái gọi là “không” có sự hiện
hữu trong đó, và trong cái gọi là “có” hàm chứa tính “không”. Cũng có
thể nói võ sĩ và thiền sư tuy hai mà là một, phương tiện mang theo
trong cuộc hành trình tuy khác nhau có cùng chung mục đích là đạt đến
chân lý và giúp đời. Hơn nữa đối thủ thực sự nó nằm ngay trong chúng
ta, dùng phương cách nào để chuyển hoán nó vượt thắng nó người đó sẽ
để trở thành vô địch.
Thời đại Sơn Cương
không còn nữa, nhưng con người trăm năm qua và con người ngày hôm nay
dù ở bất cứ nơi đâu dưới khung trời nào vẫn là con người muôn thủa với
tất cả căn tính tốt lẫn xấu trong đó. Vì thế tư tưởng “Vô Ðịch” của Sơn
Cương có lẽ vẫn còn sống, và hy vọng còn áp dụng cho hoàn cảnh hiện
nay ở đất nước Việt Nam còn quá nhiều hận thù, nghèo khổ, chậm tiến và
cho cả thế giới nói chung.
|
Binh khí Võ cổ truyền: Giản Pháp
BINH KHÍ VÕ CỔ
TRUYỀN - GIẢN PHÁP
ANCIENT WEAPON - THE
ROD
--------------------------
Võ sư Trương Văn Bảo
Võ đường Trần Hưng Đạo - Đà Lạt
Giản là một thứ binh khí (Nguyễn Văn Khôn - Từ điển Hán Việt).
Giản là
một thứ đồ binh có bốn cạnh mà không có mũi (Thiều Chửu - Từ điển
Hán Việt).
Giản (Jiăn)
là loại binh khí thời cổ, như roi có bốn cạnh (Văn Huyên & Văn Hân
- Từ điển Hán Việt hiện đại).
Giản tiếng Anh gọi là “Rod”: a long thin stick; a slender branch of
a tree; a long, tapered piece of wood for angling; a staff. (Royal English
Dictionary).
Giản tiếng Pháp gọi là “Baguette”: Bâton forte menu, plus ou moins long
et flexible (Larousse de poche).
Giản có hình dáng như một chiếc roi cứng, nên mang tên gọi là “ngạnh tiên”. Nguyên thủy “chiếc roi cứng” này là công cụ được con người dùng sinh hoạt trong đời sống để đập, nện, chấn, đè, ép… sau trở thành một loại vũ khí tự vệ, chống chọi với muông thú và bảo vệ ấp, làng, gia đình, bộ tộc. Khi có chiến tranh, giản trở thành một loại chiến khí lợi hại có khả năng chống lại các loại binh khí dài, ngắn khác, nhờ tính linh hoạt, hiệu quả, nhất là kỹ thuật chấn, nện, nên giản được xếp vào loại hình binh khí ngắn chấn, nện. Chấn là động từ, có nghĩa là chận lại, giữ lại; một nghĩa khác là dùng vật nặng đập mạnh vào người. Nện là động từ, có nghĩa là giáng mạnh xuống bằng một vật nặng, đánh cho thật đau (Đại từ điển tiếng Việt).
Về tinh chất, giản là binh khí thời
xưa, hình dáng vuông dài, thân có cạnh, không có lưỡi, giống như gióng tre vì
thế mà thành tên giản. Như tên gọi binh khí chấn, nện nên trọng lượng giản thường nặng, đằm tay người sử dụng.
Giản có nhiều loại, có loại hình
tứ giác (bốn mặt, bốn cạnh), giản hình lục lăng (sáu mặt, sáu
cạnh), giản hình bát giác (tám mặt, tám cạnh), có loại suông tròn
và có loại có đốt (bảy đốt - thất tiết giản, hoặc chín đốt - cửu
tiết giản), đầu giản không mũi nhọn. Giản có tay nắm, như đao, kiếm, đốc
giản có gù nhô lên dùng trợ chiến. Độ dài ngắn, lớn nhỏ, nặng nhẹ của
giản tùy theo sở thích, vóc dáng cân lượng ngưới sử dụng, thường thì toàn
thể cây giản dài từ 2 - 3 thước ta (80cm - 120cm), chống đầu (ngọn)
giản xuống đất mà chuôi (đốc) giản tới ngang thắt lưng là vừa. Dùng
giản phải mạnh và nhanh mới hiệu quả. Giản là binh khí trong hệ thống
thập bát ban võ nghệ.
Giản có độc giản (dùng một
chiếc), song giản (dùng một đôi), kỹ
pháp giản có đập, bổ, phang, quất, chấn, nện, quét, đỡ, đè, thúc… Giản phối
hợp với quyền thuật có khả năng khóa, khống chế, xiết cổ, bẻ tay, bẻ
chân, điểm vào huyệt đạo… trong các tình huống tự vệ cũng như bắt
giữ đối phương.
Tài liệu diễn giải về tính chất, kỹ thuật
và phương pháp dùng giản không nhiều vì giản là binh khí cổ, quý
hiếm. Bài bản chân truyền ít thấy. Do hình dáng giản một phần nào
gần giống kiếm, gần giống đoản côn nên không ít sự ngộ nhận về cách
dùng giản. Võ cổ truyền vốn phong phú về cách dùng từng loại binh
khí như côn có côn pháp, thương có thương pháp, đao có đao pháp, kiếm
có kiếm pháp, quyền có quyền pháp…, mỗi loại hình có cách tấn
công, phòng thủ, chế ngự, hóa giải, biến hóa riêng.
Không chỉ trong chiến tranh mới có binh khí giản;
lịch sử Phật giáo 2.555 năm trước, có nhiều hình ảnh, tượng đúc,
chuyện kể, dụ ngôn về các “Chiến binh Bồ Tát - Bodhisattva Warriors”
dùng rất nhiều loại pháp khí (binh khí nhà Phật) như Hộ Pháp (có
vị dùng giản), Tứ Đại Thiên Vương, Thiên Thủ Thiên Nhãn, Phật Chuẩn
Đề (có nhiều tay, trong đó có tay cầm giản). Vì vậy mà vũ
khí trong nhà Phật là vật tượng hình để phục hổ, hàng long, chế ngự tâm
viên ý mã. Bồ Tát mang kiếm để tận diệt vô minh (Bodhisattva carrying
the sword which destroys ignorance).
Tiếu thuyết lịch sử, văn học cổ
điển Thủy Hử của tác giả Thi Nại Am mô tả nhân vật anh hùng cái thế,
một trong 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc, là Thiên uy tinh: Song chiêu Hồ
Diên Chước (có sách chép là Song tiên Hồ Duyên Chước) dùng song giản
chiến đấu, khắc chế nhiều loại binh khí ngắn, dài khác của đối
phương.
Võ sư Thanh Vân, Bắc phái Thăng
Long, cựu võ sư Trường Vũ thuật Việt Nam tại Saigon (1943 - 1945) soạn
bài Giản pháp (1958) có tên Hoàng Kim Giản (độc giản), gồm 22 câu
thiệu:
1. Bình thân lập thế,
2. Lưỡng long tranh châu,
3. Khuynh thân bái tổ,
4. Thiềm thừ vọng nguyệt,
5. Kim giản bạt sơn,
6. Tiềm tàng long hổ,
7. Phương vũ xuyên lâm,
8. Phi giao đoạt ngọc,
9. Mãnh sư trấn động,
10. Cuồng phong tảo diệp,
11. Tiềm tàng long hổ,
12. Phương vũ xuyên lâm,
13. Phi giao đoạt ngọc,
14. Mãnh sư trấn động,
15. Cuồng phong tảo diệp,
16. Tiềm tàng long hổ,
17. Lão tiều quải sơn,
18. Thiềm thừ vọng nguyệt,
19. Lão tiều quải sơn,
20. Vân gia hồi giản,
21. Đoạt mệnh thiết giản,
22. Khuynh thân bái tổ.
Võ sư Phan Văn Quảng, sinh năm 1965,
kế thừa số vốn võ học từ thân phụ là cố võ sư Phan Văn Vũ (1900 -
1984), Võ phái Hồng Phi Phụng - Tây Sơn Bình Định tại Nha Trang, Khánh
Hòa với bài Hoàng Kiếm Độc Giản, 15 câu thiệu.
1. Bình thân lập thế,
2. Khuynh thân bái tổ,
3. Lưỡng long thủ châu ,
4. Thiềm thừ vọng nguyệt,
5. Kiếm giản bạt sơn,
6. Tiềm tàng long hổ,
7. Phượng vũ xuyên lâm,
8. Phi giao đoạt ngọc,
9. Mãnh sư chấn động,
10. Cuồng phong tảo diệp
11. Lão tiều quá sơn,
12. Vân gia hồi giản,
13. Đoạt mệnh thiết giản,
14. Khuynh thân bái tổ,
15. Lập bộ tiên phi.
Một võ phái mang tên nước Việt, tên gọi là dấu ấn một thời
của lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam:
Võ Trận Đại Việt. Giữa đất trời xa xôi hải ngoại, thành phố Sanjose,
tiểu bang California, Hoa Kỳ; võ sư Nguyễn Minh Tuấn, trẻ tuổi, là
giáo viên dạy văn hóa, võ sư tâm huyết với Võ cổ truyền Việt Nam đang
truyền dạy Võ cổ truyền, mang trong lòng hoài bão phục hưng, bảo tồn
vốn quý võ học là di sản văn hóa của dân tộc. Gia đình võ sư Nguyễn
Minh Tuấn có nguồn gốc từ Phủ Thiên Trường, nhiều đời làm quan võ
triều đình nhà Nguyễn. Võ phái Võ trận Đại Việt thừa kế nhiều bài
bản chân truyền, thuần Việt, trong đó có bài Song Giản, 17 câu thiệu:
1. Tiên ông truyền giáng,
2. Chắp giản đề song,
…….
10. Tấn đả tung hoành,
11. Tả hữu chiến tranh,
…….
Để phát triển hiệu quả Võ cổ
truyền Việt Nam cần hiểu đúng Võ cổ truyền Việt Nam. Ngay cả việc hiểu thế nào là Võ
cổ truyền, thế nào là di sản văn hóa truyền thống dân tộc đồng hành
cùng lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước mà cũng còn bị nhiều
người hiểu sai lệch, cưỡng dụng danh từ, o ép lịch sử, thì việc có
hướng đi đúng là điều khó có thể. Có môn võ không phải là truyền
thống mà tự xưng truyền thống dân tộc, chưa từng đồng hành cùng lịch
sử đấu tranh của đất nước một ngày nào mà tự xưng là đồng hành
cùng lịch sử đấu tranh của đất nước mấy ngàn năm; như vậy là có
tội với tiền đồ dân tộc.
Hãy lấy gương Hoàng Hoa Thám, Phan Đình
Phùng, Trương Công Định… mà giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ mai sau;
lẽ nào lại lấy sự bội phản của Nguyễn Thân giáo dục lòng
yêu nước (Nguyễn Thân dẫn quân Pháp đánh nghĩa quân của Phan Đình
Phùng, cho quật mồ Phan Đình Phùng ở chân núi Quạt, đổ dầu đốt cho xương thịt
ông cháy thành tro, rồi trộn vào thuốc súng bắn xuống sông La); và lẽ nào lại theo
Huỳnh Công Tấn phản bội dẫn đường cho quân
Pháp đánh úp bản doanh Trương Công Định, coi đó là lòng yêu nước (Trương
Công Định bị trọng thương và ông đã rút gươm tự sát tại Ao Dinh, Gò Công để bảo
toàn khí tiết).
Người đời xưa muốn tỏ đức sáng cho
thiên hạ biết thì trước khi trị nước phải lo cho yên nhà. Muốn lo cho yên nhà,
trước hết phải sửa mình. Muốn sửa mình thì tâm phải ngay thẳng, ý chí phải
thành thật. Muốn cho tâm được ngay thẳng, ý chí được thành thật, thì trước hết
phải thông suốt vấn đề, phải hiểu lẽ sự vật (Đại học).
Tâm không ngay thẳng, ý chí không
thành thật mà muốn sửa trị thiên hạ là điều không có được.
Binh khí võ hiện đại: Côn nhị khúc (Nunchaku)
BINH KHÍ HIỆN ĐẠI: CÔN NHỊ KHÚC (NUNCHAKU)
rong
các võ phái cổ truyền Trung Hoa, chắc chắn côn nhị khúc cũng có nhưng
không thịnh hành, thường các môn đồ tập côn tam khúc hoặc tiên (roi) với
nhiều đốt nối với nhau (thất tiết tiên hoặc cửu tiết tiên). Có thể tìm
thấy trong các vũ khí cổ của Trung Hoa một dạng thức gần tương tự côn
nhị khúc nhưng bao gồm một khúc dài và một khúc ngắn hơn, hoặc một khúc
dài với hai khúc ngắn nối với nhau bằng dây mềm, khi luyện tập thường
tập một chiếc hoặc tập cả hai chiếc. Cây côn này còn được gọi tên là
song hổ vĩ côn (côn đuôi hổ).
Ngày 20 tháng 5 năm 2005, Bộ môn Côn nhị khúc của Trung tâm đào tạo Huấn luyện viên võ thuật Việt Nam, gọi tắt là Trung tâm MIC đã thông qua “Luật thi đấu côn nhị khúc” do thầy Lê Rích Tô – giáo viên côn nhị khúc của Trung tâm MIC nghiên cứu xây dựng. Điểm lưu ý của luật này là đã thể thao hóa côn nhị khúc với cả hai dạng thức thi đấu quyền thuật côn nhị khúc và đối kháng côn nhị khúc. Theo luật này, quyền thuật côn nhị khúc là loại hình thi đấu hoàn toàn sáng tạo – riêng biệt của mỗi thí sinh, không có các bài quyền mẫu như hệ thống thi đấu của các môn võ thuật khác.
Nguồn gốc từ “NUNCHAKU”
Theo võ sư Nguyễn văn Quang, huyền đai đệ tứ đẳng karate, nguyên giám đốc võ đường Champion karate, thì ngày xưa khi phát kiến ra môn Nunchaku (côn nhị khúc), cái tên đó là kết hợp của các chữ sau đây:
N ( Nunchaku) : côn nhị khúc
U ( Unrelengting ) :có nghĩa là cứng rắn vì muốn sử dụng vũ khí này chúng ta phải cương quyết
N ( Nation ) : có nghĩa là quốc gia . Chúng ta phải đoàn kết lại thì mới đạt được sức mạnh to lớn như 2 đầu của côn nhị khúc được nối với nhau bằng sợi dây
C ( care ) : có nghĩa là cẩn thận . chúng ta phải thật cẩn thận khi sử dụng vũ khí này
H ( Holocaust ) : nghĩa là sự phá hủy . nói lên sức công phá mãnh liệt của món vũ khí này
A (Adherance ) : có nghĩa là sự kết chặt . thể hiện sự kết nối chặt chẽ giữa 2 đầu côn với nhau, mang 1 triết lý con người phải gắn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển
K ( karatedo ) : môn võ đầu tiên đưa món vũ khí này vào chương trình giảng dạy và cũng là môn võ có cùng quê hương với món vũ khí này
U ( uniformity ) : nghĩa là sự đồng nhất, muốn sử dụng món vũ khí này thì con người và nunchaku phải hòa hợp thành một
Cấu tạo
Côn nhị khúc sơ khai là hai thanh tre, gỗ có tiết diện hình tròn hoặc hình chữ nhật, dài bằng nhau và nối với nhau bằng một đoạn dây chắc chắn. Từ dụng cụ sơ khai ban đầu, côn nhị khúc ngày nay có kiểu dáng rất đa dạng với rất nhiều biến thể của hình dạng hai thanh côn: hình tròn, hình nửa tròn, hình lục giác, hình bát giác, hình vuông, hình chữ nhật nhưng thịnh hành nhất là thân côn được tạo các cạnh hình lục giác hoặc bát giác để gia tăng đặc tính sát thương cho vũ khí nhưng vẫn thuận tiện khi sử dụng, không quá sắc cạnh nhưng cũng không quá trơn nhẵn. Hai khúc này thường được làm với chu vi phần đuôi côn (nơi nối dây), nhỏ hơn một chút so với phần đầu côn (nơi cầm trong tay người tập) để khi sử dụng thuận tiện hơn do lực ly tâm không khiến đôi côn tuột văng ra khỏi tay người tập trong những chiêu thức loan côn, múa côn. Chiều dài của mỗi đoạn côn, tùy theo sở thích cá nhân và cấu tạo cơ thể người sử dụng, nhưng thường tối ưu là bằng độ dài cẳng tay người sử dụng tính từ cùi chỏ đến giữa lòng bàn tay (khoảng 25-35 cm). Đường kính thân côn phần đầu (to nhất) khoảng 2,5 đến 3,5 cm; phần đuôi nơi nối dây khoảng 2 đến 3cm.
Chất liệu làm hai thanh côn cũng đa dạng hơn, kim loại (để không bị quá nặng thường làm bằng hai ống kim loại), tre, gỗ, nhưng thịnh hành nhất là côn làm bằng gỗ cứng. Đoạn dây nối hai thanh côn có thể làm bằng dây dù chắc hoặc làm bằng xích sắt mềm bằng cách đục lỗ thẳng xuyên tâm trên bề mặt của đuôi côn, luồn dây xuống cố định vào một hoặc hai lỗ xuyên ngang thân phía đầu côn. Theo kinh nghiệm của nhiều người đã từng sử dụng côn nhị khúc, việc luồn dây xuống qua hai lỗ khiến trọng tâm của côn vững vàng hơn và kiểm soát côn dễ hơn là chỉ luồn dây xuống một lỗ xuyên ngang. Khi kéo hai thanh côn thẳng ra, chiều dài đoạn dây còn lại sau khi đã nối côn tối ưu là bằng 1/2 cho đến dài nhất là bằng chu vi của cổ tay người tập. Dây quá ngắn thì đôi côn không linh động, dây quá dài thì tuy lực đánh mạnh hơn, linh hoạt hơn nhưng việc kiểm soát côn rất khó khăn.
Kỹ thuật sử dụng Côn nhị khúc
được phân chia thành các nhóm nhỏ như sau:
Kỹ thuật quay (loan): số 8, vòng tròn, anpha….
Nguyên tắc “Nhất thể”: Đây là nguyên tắc quan trọng nhất khi sử dụng côn nhị khúc. Theo đó, côn và người sử dụng nó phải hòa nhập thành 1. Côn nhị khúc là sự (phương tiện) nối dài của cánh tay. Sự hợp nhất này giúp tăng cường khả năng kiểm soát và điều khiển côn theo ý muốn của người sử dụng.
Lực đánh của côn nhị khúc rất mạnh ở phía đầu côn do được hỗ trợ bởi lực ly tâm và phản lực trong nhiều đòn thế mà người sử dụng cầm một thanh côn và đánh văng thanh còn lại vào các mục tiêu hiểm trên người đối phương như đầu, mặt, gáy, tay, chân. Tuy nhiên, ngoài những dạng thức dùng côn nhị khúc được tập luyện và sử dụng trong thực chiến rất đa dạng: có thể một tay cầm vào phía đầu một thanh côn, một tay cầm phía đuôi thanh còn lại, giữ thẳng 2 thân côn và tấn công bằng đầu thanh côn phía trên vào các yếu điểm như huyệt đạo, hoặc đỡ, gạt, đập; có thể cầm chập cả hai thanh côn và đánh, đâm, đỡ gạt; có thể hai tay cầm hai thanh côn và dùng đoạn dây ở giữa để xiết cổ, khóa tay, chặn chân đối phương v.v. Tuy nhiên, dù bằng bất cứ hình thức nào, để sử dụng thành thạo côn nhị khúc rất cần khổ luyện bằng các kỹ thuật loan côn, thu côn, và tập đánh côn trực tiếp lên các dụng cụ cứng như trụ cây, bao cát.
Cũng như tất cả các loại vũ khí khác, côn nhị khúc cũng phải được bảo quản tốt, hầu tạo được hiệu quả tốt trong tập luyện, sử dụng, cũng như tránh được những sự cố nguy hiểm có thể xảy ra như: gãy côn, đứt dây…)
Chơi nunchacku khiến bộ tay và eo hông phối hợp hài hòa nhịp nhàng,vận côn như nước chảy mây trôi liên miên không dừng. Dụng nunchacku trong thực chiến trú trọng sự chuẩn xác và tốc độ.Thường chỉ dùng tới một đòn hoặc hai đòn trong những đòn đánh nhử hoặc đánh trượt mục tiêu…
Lịch sử
Tương truyền tại vùng Okinawa khi tiểu vương quốc này bị người Nhật đô
hộ, sự cai trị tàn khốc với sưu cao thuế nặng của người Nhật khiến dân
bản địa liên tục nổi dậy phản kháng. Các võ quan Nhật tại các làng mạc
đã nghiêm cấm không cho dân chúng được sử dụng dụng cụ bằng sắt trong
sản xuất sinh hoạt, chỉ trừ một con dao sắt được sử dụng hạn chế với sự
kiểm soát của kẻ cai trị, loại bỏ tất cả những gì có thể trở thành vũ
khí sát thương nhằm thủ tiêu ý chí đấu tranh của người dân bản địa. Việc
tập luyện dưới hầm những chiêu thức tự vệ đã định hình những kỹ thuật
chiến đấu Karatedo đầu tiên, và các dụng cụ sản xuất bằng gỗ, tre, trúc
đã được người dân ở đây chế tạo thành các vũ khí để hợp pháp hóa sử dụng
khi mang trong người vượt thoát khỏi mọi sự kiểm duyệt: trường côn (bo)
vốn xuất xứ từ một cây sào; song quải (tonfa) một dạng dùi cui có cán
chĩa ngang hình chữ L; chĩa ba (sai) để xóc rơm rạ; tiểu đoản côn là
khúc côn gỗ ngắn như cây bút có thể để gọn trong lòng bàn tay; liềm
(kama) ban đầu là dụng cụ cắt lúa, và côn nhị khúc (nunchaku) xuất xứ từ
hai thanh tre hay gỗ buộc dây ở đầu dùng cuộn bó lúa khi đập lúa.
Trong các võ phái cổ truyền Việt Nam, có một dụng cụ cũng xuất xứ từ
chiếc kẹp lúa và cấu tạo giống hệt nunchaku, tuy vẫn thường thấy có hai
thành một dài một ngắn được gọi là thanh mẹ thanh con. Vũ khí này được
gọi tên là thiết lĩnh với lối đánh rất gọn, có nguồn gốc từ xa xưa và
hiện nay nhiều võ phái xuất phát từ Bình Định vẫn sử dụng.
Điều cần nói thêm ở đây rằng, dù rất có thể chiếc côn nhị khúc đầu tiên
không là bản quyền của vùng Okinawa Nhật Bản, nhưng chính tính phổ biến
của nó sau này theo sự bành trướng của môn phái Karatedo khắp thế giới,
đã khiến cả thế giới chỉ biết đến một tên gọi thuần Nhật, nunchaku, của
vũ khí này, và côn nhị khúc nghiêm nhiên được thừa nhận nguyên ủy từ
quần đảo Okinawa. Sự phổ biến hình ảnh của Lý Tiểu Long với côn nhị khúc
trong tay, mà vũ khí này được họ Lý ưa chuộng và tập luyện nhờ sự chỉ
dẫn của một đồng môn Triệt quyền đạo vốn xuất thân ban đầu từ Karate,
cũng phần nào khuếch trương và phổ dụng hóa loại vũ khí này.
Côn nhị khúc tại Việt Nam
Vào khoảng tháng 8 năm 1985, môn sinh Lê Lý Thuận ở thành phố Hồ Chí
Minh đã nghiên cứu, sáng tạo và hệ thống hóa các kỹ thuật côn nhị khúc
thành chương trình đào tạo hoàn chỉnh, theo 3 bậc chuyên môn: sơ cấp
trung cấp và nâng cao. Trong những cố gắng hoàn thiện trên, nổi bật nhất
là sự sáng tạo 04 kỹ thuật lăn cơ bản đã góp phần đưa côn nhị khúc từ
một binh khí thông thường trở thành một môn thể thao nghệ thuật.Ngày 20 tháng 5 năm 2005, Bộ môn Côn nhị khúc của Trung tâm đào tạo Huấn luyện viên võ thuật Việt Nam, gọi tắt là Trung tâm MIC đã thông qua “Luật thi đấu côn nhị khúc” do thầy Lê Rích Tô – giáo viên côn nhị khúc của Trung tâm MIC nghiên cứu xây dựng. Điểm lưu ý của luật này là đã thể thao hóa côn nhị khúc với cả hai dạng thức thi đấu quyền thuật côn nhị khúc và đối kháng côn nhị khúc. Theo luật này, quyền thuật côn nhị khúc là loại hình thi đấu hoàn toàn sáng tạo – riêng biệt của mỗi thí sinh, không có các bài quyền mẫu như hệ thống thi đấu của các môn võ thuật khác.
Nguồn gốc từ “NUNCHAKU”
Theo võ sư Nguyễn văn Quang, huyền đai đệ tứ đẳng karate, nguyên giám đốc võ đường Champion karate, thì ngày xưa khi phát kiến ra môn Nunchaku (côn nhị khúc), cái tên đó là kết hợp của các chữ sau đây:
N ( Nunchaku) : côn nhị khúc
U ( Unrelengting ) :có nghĩa là cứng rắn vì muốn sử dụng vũ khí này chúng ta phải cương quyết
N ( Nation ) : có nghĩa là quốc gia . Chúng ta phải đoàn kết lại thì mới đạt được sức mạnh to lớn như 2 đầu của côn nhị khúc được nối với nhau bằng sợi dây
C ( care ) : có nghĩa là cẩn thận . chúng ta phải thật cẩn thận khi sử dụng vũ khí này
H ( Holocaust ) : nghĩa là sự phá hủy . nói lên sức công phá mãnh liệt của món vũ khí này
A (Adherance ) : có nghĩa là sự kết chặt . thể hiện sự kết nối chặt chẽ giữa 2 đầu côn với nhau, mang 1 triết lý con người phải gắn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển
K ( karatedo ) : môn võ đầu tiên đưa món vũ khí này vào chương trình giảng dạy và cũng là môn võ có cùng quê hương với món vũ khí này
U ( uniformity ) : nghĩa là sự đồng nhất, muốn sử dụng món vũ khí này thì con người và nunchaku phải hòa hợp thành một
Cấu tạo
Côn nhị khúc sơ khai là hai thanh tre, gỗ có tiết diện hình tròn hoặc hình chữ nhật, dài bằng nhau và nối với nhau bằng một đoạn dây chắc chắn. Từ dụng cụ sơ khai ban đầu, côn nhị khúc ngày nay có kiểu dáng rất đa dạng với rất nhiều biến thể của hình dạng hai thanh côn: hình tròn, hình nửa tròn, hình lục giác, hình bát giác, hình vuông, hình chữ nhật nhưng thịnh hành nhất là thân côn được tạo các cạnh hình lục giác hoặc bát giác để gia tăng đặc tính sát thương cho vũ khí nhưng vẫn thuận tiện khi sử dụng, không quá sắc cạnh nhưng cũng không quá trơn nhẵn. Hai khúc này thường được làm với chu vi phần đuôi côn (nơi nối dây), nhỏ hơn một chút so với phần đầu côn (nơi cầm trong tay người tập) để khi sử dụng thuận tiện hơn do lực ly tâm không khiến đôi côn tuột văng ra khỏi tay người tập trong những chiêu thức loan côn, múa côn. Chiều dài của mỗi đoạn côn, tùy theo sở thích cá nhân và cấu tạo cơ thể người sử dụng, nhưng thường tối ưu là bằng độ dài cẳng tay người sử dụng tính từ cùi chỏ đến giữa lòng bàn tay (khoảng 25-35 cm). Đường kính thân côn phần đầu (to nhất) khoảng 2,5 đến 3,5 cm; phần đuôi nơi nối dây khoảng 2 đến 3cm.
Chất liệu làm hai thanh côn cũng đa dạng hơn, kim loại (để không bị quá nặng thường làm bằng hai ống kim loại), tre, gỗ, nhưng thịnh hành nhất là côn làm bằng gỗ cứng. Đoạn dây nối hai thanh côn có thể làm bằng dây dù chắc hoặc làm bằng xích sắt mềm bằng cách đục lỗ thẳng xuyên tâm trên bề mặt của đuôi côn, luồn dây xuống cố định vào một hoặc hai lỗ xuyên ngang thân phía đầu côn. Theo kinh nghiệm của nhiều người đã từng sử dụng côn nhị khúc, việc luồn dây xuống qua hai lỗ khiến trọng tâm của côn vững vàng hơn và kiểm soát côn dễ hơn là chỉ luồn dây xuống một lỗ xuyên ngang. Khi kéo hai thanh côn thẳng ra, chiều dài đoạn dây còn lại sau khi đã nối côn tối ưu là bằng 1/2 cho đến dài nhất là bằng chu vi của cổ tay người tập. Dây quá ngắn thì đôi côn không linh động, dây quá dài thì tuy lực đánh mạnh hơn, linh hoạt hơn nhưng việc kiểm soát côn rất khó khăn.
được phân chia thành các nhóm nhỏ như sau:
Kỹ thuật quay (loan): số 8, vòng tròn, anpha….
Kỹ thuật quật: xéo, dọc, ngang.
Kỹ thuật chuyền: có 8 động tác cơ bản & 32 biến thể: chuyền trước, sau, đổi tay, qua hông, qua cổ.
Kỹ
thuật lăn: có 4 động tác lăn cơ bản & vô số các bài tập phối hợp
khác (Đây là nhóm kỹ thuật có xuất xứ đầu tiên tại Việt Nam).
Nhóm các tư thế thủ, cận chiến (bật, ném,…) và kỹ thuật sử dụng 2, 3 côn nhị khúc cùng lúc hoặc luân phiên.
Ngoài
ra, trong các bài tập phối hợp và nâng cao còn có nhóm các kỹ thuật lia
côn nhị khúc, tung côn nhị khúc lên không trung, kỹ thuật điều khiểu
côn nhị khúc bằng cổ tay, lăn hoặc chuyển hướng côn nhị khúc trên các
ngón tay.
Các thế thủ của côn nhị khúc
Sau giai đoạn tập luyện cơ bản (bậc sơ cấp), người yêu thích côn nhị khúc sẽ tiếp tục học lên cao. Khác hẳn với các môn võ thuật hoặc binh khí khác, việc giảng dạy nâng cao này không tập trung vào việc huấn luyện các đòn thế mà chủ yếu tập trung vào việc hướng dẫn cho môn sinh các CÔNG THỨC sáng tạo đòn thế mới. Từ 1 vài đòn tiêu biểu, sau khi thấm nhuần CÔNG THỨC ấy, môn sinh có thể khai sáng & phối hợp ra vô số các đòn thế khác, mới lạ hơn, đẹp mắt hơn… (Hiện nay, tại Bộ môn côn nhị khúc của Trung tâm Đào tạo HLV Võ thuật Việt Nam. Từ năm 1985 đến nay, trong hơn 2.000 người đã tập luyện, chưa có 1 môn sinh nào khẳng định “Đã tập luyện được tất cả các kỹ thuật côn nhị khúc theo phân loại như trên!”. Điều đó cho thấy, kỹ thuật sử dụng côn nhị khúc ngày nay đã phát triển thiên biến vạn hóa, cả về số lượng và độ khó của các đòn thế.
Một số nguyên tắc khi sử dụng côn nhị khúcSau giai đoạn tập luyện cơ bản (bậc sơ cấp), người yêu thích côn nhị khúc sẽ tiếp tục học lên cao. Khác hẳn với các môn võ thuật hoặc binh khí khác, việc giảng dạy nâng cao này không tập trung vào việc huấn luyện các đòn thế mà chủ yếu tập trung vào việc hướng dẫn cho môn sinh các CÔNG THỨC sáng tạo đòn thế mới. Từ 1 vài đòn tiêu biểu, sau khi thấm nhuần CÔNG THỨC ấy, môn sinh có thể khai sáng & phối hợp ra vô số các đòn thế khác, mới lạ hơn, đẹp mắt hơn… (Hiện nay, tại Bộ môn côn nhị khúc của Trung tâm Đào tạo HLV Võ thuật Việt Nam. Từ năm 1985 đến nay, trong hơn 2.000 người đã tập luyện, chưa có 1 môn sinh nào khẳng định “Đã tập luyện được tất cả các kỹ thuật côn nhị khúc theo phân loại như trên!”. Điều đó cho thấy, kỹ thuật sử dụng côn nhị khúc ngày nay đã phát triển thiên biến vạn hóa, cả về số lượng và độ khó của các đòn thế.
Nguyên tắc “Nhất thể”: Đây là nguyên tắc quan trọng nhất khi sử dụng côn nhị khúc. Theo đó, côn và người sử dụng nó phải hòa nhập thành 1. Côn nhị khúc là sự (phương tiện) nối dài của cánh tay. Sự hợp nhất này giúp tăng cường khả năng kiểm soát và điều khiển côn theo ý muốn của người sử dụng.
Nguyên
tắc âm dương: côn nhị khúc là 1 binh khí thể hiện cả sự vận hành của
nguyên tắc (triết lý, tư tưởng) âm dương khi sử dụng. Điều quan trọng là
người sử dụng tìm ra sự giao hòa âm dương (thả lỏng & trương cơ)
trong tất cả các chiêu thức mà mình đã tập luyện. (Nếu chưa phát hiện
được điều này sẽ làm người tập rất mau mệt mỏi – vì phải trương cơ liên
tục).
Nguyên
tắc cương quyết & dứt khoát: Trong mọi kỹ thuật của côn nhị khúc
đều yêu cầu người sử dụng chúng phải thực hiện động tác ấy thật cương
quyết và dứt khoát. Điều này làm tăng tính mạnh mẽ trong kỹ thuật &
thần khí khi thực hiện các bài tập luyện về côn nhị khúc.
Nguyên
tắc Đẳng thế: Như trên đã nói, côn nhị khúc là sự nối dài của cánh tay,
do đó, việc sử dụng đôi tay thuần thục không có nghĩa là trọng tâm cơ
thể (vùng rốn) phải trồi sụt, lắc lư. Tương tự như bộ môn khiêu vũ, hông
& vai người sử dụng côn nhị khúc phải thẳng, không được uốn éo,
nhấp nhô. Vi phạm nguyên tắc này, bên cạnh việc vi phạm nguyên tắc “nhất
thể”, nó còn làm cho người xem có cảm giác mệt mỏi, làm mất tính thẩm
mỹ và nghệ thuật của côn nhị khúc.
Ngoài
ra, người sử dụng côn nhị khúc còn phải lưu ý đến một số nguyên tắc của
vật lý học như lực ly tâm (cánh tay đòn), phản lực; điểm tập trung lực,
sự hợp lực, sự triệt tiêu lực và tính liên hoàn, nguyên tắc khống chế
côn nhị khúc, phương pháp xử lý khi va chạm côn nhị khúc trong tập luyện
và thi đấu
Tập luyện và ứng dụng
Người sử dụng thường cầm sát tay vào thân côn phía đầu, hoặc cách đầu
côn khoảng 1-2cm, đôi khi có thể cầm vào giữa thân côn. Các động tác tập
luyện phong phú giúp cho người tập làm chủ đôi côn thành thạo. Do khi
cầm một thanh côn và tấn công bằng thanh còn lại, sau khi chạm mục tiêu
nhận phản lực thanh côn sẽ bật mạnh về sau, nên để không bị “phản tác
dụng” khi sử dụng côn nhị khúc đòi hỏi phải khổ luyện. (kakata đã phải
mất 3 năm nghiên kíu khổ luyện bằng những giọt mồ hôi và cả máu mới được
thành công chân tay đầy vết bầm tím..Lực đánh của côn nhị khúc rất mạnh ở phía đầu côn do được hỗ trợ bởi lực ly tâm và phản lực trong nhiều đòn thế mà người sử dụng cầm một thanh côn và đánh văng thanh còn lại vào các mục tiêu hiểm trên người đối phương như đầu, mặt, gáy, tay, chân. Tuy nhiên, ngoài những dạng thức dùng côn nhị khúc được tập luyện và sử dụng trong thực chiến rất đa dạng: có thể một tay cầm vào phía đầu một thanh côn, một tay cầm phía đuôi thanh còn lại, giữ thẳng 2 thân côn và tấn công bằng đầu thanh côn phía trên vào các yếu điểm như huyệt đạo, hoặc đỡ, gạt, đập; có thể cầm chập cả hai thanh côn và đánh, đâm, đỡ gạt; có thể hai tay cầm hai thanh côn và dùng đoạn dây ở giữa để xiết cổ, khóa tay, chặn chân đối phương v.v. Tuy nhiên, dù bằng bất cứ hình thức nào, để sử dụng thành thạo côn nhị khúc rất cần khổ luyện bằng các kỹ thuật loan côn, thu côn, và tập đánh côn trực tiếp lên các dụng cụ cứng như trụ cây, bao cát.
Luyện
côn nhị khúc trước tiên là tập cho bổ trợ cổ tay vững chắc để cầm
côn,có thể tập bài bách bả công hoặc bạn lấy cái chổi cọ loại to để quét
sân. Cầm đầu chổi rồi vận sức cổ tay nhấc bổng cây chổi lên song song
mặt đất rồi lại hạ xuống. Hai tay thay nhau làm tuần tự,bài tập cũng
không nặng nhọc gì và ai cũng có thể tập.Bạn có thể tập bài này đơn
thuần cũng rất tốt…..Bài kết hợp là dùng côn phang vào lốp xe,vụt từng
cái một chắc chắn và khống chế để côn không bật vào mặt,ban đầu vụt nhẹ
rồi dần tăng lực.Tập bài này để tập cảm giác lực rất quan trọng vì chơi
côn không cẩn thận là u đầu ngay mà nhất lại đang thực chiến đánh trượt
bị bật lại là oan gia.Yếu lí có thể nói nhưng thời nghĩ các bạn tự tập
rồi sẽ hiểu,mình không thích dọn cỗ…
Sau
khi đã có khả năng khống chế đường côn bắt đầu tập cao cấp hơn vẫn là
phang lốp nhưng khi côn vừa bật ra là lập tức khống chế để phang
luôn.Phang ngang phang dọc sao cho động tác liên miên không gián đoạn…
Khi
đã thành công trong việc ra đòn liên tục chuyển qua tập đánh vị
trí,chọn hoặc bẻ một mẩu cây nhô ra và tung đòn ngang dọc chéo sao cho
đầu côn vừa vụt trúng đầu cành cây.Tập một thời gian thì treo một quả
bóng nhỏ lên và tập phang cho thật chuẩn.Khi đã phang được như ý bước
vào giai đoạn quan trọng.Bạn tung các viên đá nhỏ lên và dùng côn
đánh,nếu tập căn bản tốt thì sẽ không khó khăn lắm sẽ mau tiến bộ.Đến
khi có thể tùy ý đánh văng những viên đá bay đó thì đã thành công giờ
bạn đã có thể nói là biết chơi nunchacku….
Cách chọn lựa côn nhị khúc:
Mỗi loại gỗ có trọng lượng và sức bền khác nhau, cho nên khi bước vào
tập luyện côn nhị khúc, bạn nên chọn lựa 1 cây côn nhị khúc sao cho:
- Vừa với sức cầm của tay mình.
- Có kích cỡ đúng với nguyên tắc đòi hỏi ( như đã trình bày ở phần trên).
-
Chất lượng gỗ phải bền, có thể va chạm mạnh mà không bị gãy. Lưu ý rằng
có nhiều loại gỗ có vân, sớ rất mỹ thuật được nhiều người ưa dùng thì
lại dễ bị bể theo các vân, sớ khi va chạm.
Với
cây côn nhị khúc đã chọn rồi, bạn sẽ sử dụng nó suốt trong quá trình
tập luyện cho tới khi ra tự vệ. Như vậy hiệu quả đạt được mới ở mức cao.
Các bạn không nên khi tập luyện thì dùng côn này, mà khi sử dụng để
biểu diễn hay tự vệ thì dùng côn khác, như thế bạn sẽ dễ bị hẫng với cây
côn mới do chưa quen tay, do mỗi cây côn có trọng lượng khác nhau.
Ngòai
ra đối với loại côn nhị khúc làm bằng gỗ tốt khi gõ hai thanh vào nhau
sẽ tạo nên 1 thứ âm thanh rất kêu, còn các loại gỗ xấu thì khi gõ vào
nhau sẽ tạo nên 1 thứ âm thanh rất trầm. Dĩ nhiên chúng ta nên chọn loại
có âm thanh rất kêu.
Một số bạn chế tạo loại thân côn bằng
kim loại (sắt, inox..) điều này theo tôi là không tốt. Không tốt trước
hết là ở việc sử dụng , loại côn này sẽ gây nên những tác hại rất nguy
hiểm. Không tốt thứ hai là ở chỗ chất cấu tạo kim loại sẽ gây khó khăn
trong việc cầm nắm côn nhị khúc.
Cách bảo quản côn nhị khúc:Cũng như tất cả các loại vũ khí khác, côn nhị khúc cũng phải được bảo quản tốt, hầu tạo được hiệu quả tốt trong tập luyện, sử dụng, cũng như tránh được những sự cố nguy hiểm có thể xảy ra như: gãy côn, đứt dây…)
Chế
độ bảo quản đối với thân côn là luôn được lau chùi kỹ lưỡng, 1 tháng
vài lần, bằng cách tẩm dầu ôliu vào 1 mảnh vải mềm rồi tiến hành lau
chùi. Nếu không có dầu ôliu thì có thể dùng các loại dầu khác như: dầu
sơn cây trà… Sự lau chùi này giúp cho bạn cầm côn nhị khúc được dễ dàng
và không làm chai tay khi bạn tập luyện nhiều.
Ngoài
ra đối với dây côn thì cũng cần có một chế độ bảo quản thích hợp. Nếu
bạn dùng loại côn nhị khúc nối với nhau bằng 1 đoạn dây nilon thì cạnh
trong của lỗ cột dây côn bạn nên quét 1 lớp nhựa sơn, để tránh sự cọ xát
quá mạnh làm cho dây côn mau đứt. Ngay cả sợi dây, nếu được bạn cũng
nên sơn 1 lớp nhựa trơn. Có như vậy bạn mới tập luyện được 1 thời gian
lâu dài và tránh được phần nào nguy hiểm khi dây đứt. Các loại côn có
dây xích bằng sắt cũng phải thường xuyên được kiểm tra, bởi sự chuyển
động xoay chiều làm cho các khoen sắt cọ xát, dễ tạo sự ăn mòn dẫn đến
việc dây bị đứt. Tốt nhất là trước khi sử dụng côn nhị khúc để tập luyện
hay tự vệ bạn cần 1 bước kiểm tra lại dây côn xem còn tốt hay không…
Chơi nunchacku khiến bộ tay và eo hông phối hợp hài hòa nhịp nhàng,vận côn như nước chảy mây trôi liên miên không dừng. Dụng nunchacku trong thực chiến trú trọng sự chuẩn xác và tốc độ.Thường chỉ dùng tới một đòn hoặc hai đòn trong những đòn đánh nhử hoặc đánh trượt mục tiêu…
Giang Lê
Soa & Phi soa
SOA & PHI SOA
Khi
biểu diễn, không được dùng tay bắt soa mà bất kỳ soa chạm vào tay,
chân, lưng, vai đều phải tức thì lăn xoay vòng tròn mà di chuyển. Muốn
thế phỉa vận dụng cơ bắp căng co hay thảo lỏng đồng thời phải dùng lực
ít nhiều để điều chỉnh trọng tâm và tốc độ bay soa bay, khống chế các
đông tác lên, xuống, xoay, vào , ra của phi soa.
Sao
là một trong các loại vũ khí dài chuyên dùng dâm trong đánh nhau thời
cổ đại, được liệt vào thập bát ban (18 loại) binh khí. Thoạt đầu soa là
một công cụ sản xuất. theo sách vở ghi lại thì người xưa đia săn, bắt cá
phần lớn dùng soa. Trong “Thủy Hử” của Thi Nại Am, hai anh em Giả Trân,
giả bảo dùng cương soa giết hổ. Sách binh thư “Võ bị chí” đời Minh có
ghi lại một loại binh khí gọi là “mã soa” trên có thể đâm người, dưới có
thể đâm ngựa.
Dựa
vào hình dáng có thể chia soa thành các loại: ngưu giác soa (soa sừng
trâu) còn gọi là hổ soa (soa răng hổ), tam tu soa (soa ba râu hay ba
chạc thường gọi là đinh ba), tam giác soa (soa ba sừng), long tu soa
(soa râu rồng) còn gọi là lưỡng cổ soa (soa hai chạc còn gọi là đinh
hai)… Soa dài độ năm sáu thước (ta) pr chỗ soa cắm vào cán có lắp mảnh
sắt hoặc buộc dây thao tơ màu.
Soa
diễn luyện có phong cách độc đáo. Khi sử dụng thì đầu soa, cán soa đều
có thể sát thương. Theo lời truyền lại thì dùng sao có 32 khiểu: ngăn,
che, gõ, móc, khều… Trong làng võ, ít thấy người diễn luyên soa. Những
bài múa soa truyền thống nổi tiếng có Thái Bảo soa, Phi Hổ soa, Long tu
soa…
Phi
soa, tục gọi là “khai lộ” (mở đường) cũng là do diễn biến mà thành. Xưa
người ta phóng soa đâm cá lớn ở cán có buộc dây thừng, khi sử dụng thì
ném soa ra sau đó cầm đầu thường kéo giật soa trở về. ném không trúng
thì phải giật thừng thu soa về và phải phóng tiếp ngay vì vậy chuyển
hướng bay của soa, bắt ném ở trên không cũng đòi hỏi phải có kỹ thuật
nhất định. Do đó kỹ xảo ném soa chính từ cơ sở kỹ thuật phóng soa bắt cá
mà hình thành nên. Ngoài ra soa là công cu sản xuất lại là vũ khí chiến
đấu nên có quan hệ chặt chẽ với đời sống con người.
Trong
các dịp Tết Nguyên tiêu, thường thấy biểu diễn phi soa với ánh sáng lấp
lóa, tiếng kêu lẻng xẻng cũng để đảm nhiệm công việc “mở đường” trước
các tiết mục vui chơi lễ hội. Tổ chức tập luyện phi soa biểu diễn còn
được gọi là “khai lộ hội” (hội mở đường).
Biểu
diễn phi soa cần kĩ xảo rất cao. Khi biểu diễn, không được dùng tay bắt
soa mà bất kỳ soa chạm vào tay, chân, lưng, vai đều phải tức thì lăn
xoay vòng tròn mà di chuyển. Muốn thế phỉa vận dụng cơ bắp căng co hay
thảo lỏng đồng thời phải dùng lực ít nhiều để điều chỉnh trọng tâm và
tốc độ bay soa bay, khống chế các đông tác lên, xuống, xoay, vào , ra
của phi soa. Lại còn có thể làm nhiều kiểu cách hoa mỹ như hất cao, đá
cao, các kiểu Hoài Trung Bão Nguyệt (ôm trăng trong lòng), Quá Ô Thước
Kiều (qua cầu Ô Thước)…
Giang LêTuyệt kỹ Song ngư
TUYỆT KỸ SONG NGƯ
Võ cổ truyền Việt Nam có một hệ thống bài bản luyện tập cực
kì phong phú, đa dạng, đặc biệt là binh khí. Ngoài những thứ thường thấy
như đao, côn, kiếm kích… mỗi một môn phái lại có riêng những loại binh
khí đặc dị khác, ví như bài “song ngư” của võ đường Hồng Quyền Chu Gia ở
Hà Nội.
Võ đường Hồng Quyền Chu Gia do võ sư Chu Há đứng đầu vốn nổi tiếng với các món binh khí đặc biệt như: mễ, batoong, ô, điếu cày… và đặc biệt là “song ngư”, một loại binh khí hình hai con cá chép làm bằng sắt hoặc đồng.
Bàn đến võ cổ truyền Việt Nam xem ra cũng cần phải nói thêm đôi chút về đặc tính của nó. Đây là thứ võ có lối đánh uyển chuyển, khéo léo nhưng cũng không kém phần dũng mãnh. Đòn thế biến hóa dựa trên nguyên lí cơ bản “lấy nhu thắng cương, lấy nhược thắng cường”, tức lấy cái mềm mại để thắng cái cương mãnh, lấy cái yếu mềm để thắng cái mạnh mẽ, ào ạt.
Võ đường Hồng Quyền Chu Gia do võ sư Chu Há đứng đầu vốn nổi tiếng với các món binh khí đặc biệt như: mễ, batoong, ô, điếu cày… và đặc biệt là “song ngư”, một loại binh khí hình hai con cá chép làm bằng sắt hoặc đồng.
Bàn đến võ cổ truyền Việt Nam xem ra cũng cần phải nói thêm đôi chút về đặc tính của nó. Đây là thứ võ có lối đánh uyển chuyển, khéo léo nhưng cũng không kém phần dũng mãnh. Đòn thế biến hóa dựa trên nguyên lí cơ bản “lấy nhu thắng cương, lấy nhược thắng cường”, tức lấy cái mềm mại để thắng cái cương mãnh, lấy cái yếu mềm để thắng cái mạnh mẽ, ào ạt.
“Song ngư” là loại binh khí làm bằng kim loại có hình cá chép. “Song ngư”, loại binh khí lợi hại của Hồng Quyền Chu Gia. “Song ngư” giao đấu. Võ sư Chu Há (bên phải) và đệ tử trong thế “song ngư” chống đơn đao. Một thế phòng thủ của bài “song ngư”. |
Để thực hiện được nguyên lí này, các đòn thế võ cổ truyền Việt Nam
thường dựa trên nền tảng thể trạng nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn của người
Việt mà hình thành. Bên cạnh đó, dựa vào khả năng quan sát tinh tế các
hiện tượng vận động của tự nhiên, những bậc kì tài trong làng võ học
Việt Nam từ xưa đến nay còn biết sáng tạo nên những đòn thế vừa có tính
biến chuyển hợp với quy luật của tự nhiên vừa có tính chiến đấu cao.
Ví dụ như dựa vào hình ảnh chuyển động uyển chuyển của những cành
mai già trong gió đông mà sáng tạo ra bài quyền “Lão mai”, dựa vào đặc
tính mạnh mẽ của loài hổ và sự nhẹ nhàng của chim hạc mà sáng tạo ra bài
“Hổ hạc song hình”, hay như dựa vào đặc tính gọn nhẹ, linh hoạt của
chiếc quạt giấy mà hình thành nên bài “Thiết phiến”…
Lại nói về thứ binh khí “song ngư” của võ sư Chu Há, người ta cũng thấy ở đó có sự kế thừa các nguyên lí võ học đặc sắc của cha ông xưa để lại. Quan sát kĩ mọi khía cạnh vận động của loài cá, những người luyện võ đã đạt đến đẳng cấp thượng thừa như võ sư Chu Há ắt đã phát hiện ra nhiều điều thú vị để từ đó vận dụng vào lối đánh “song ngư” của mình.
Loài cá sống dưới nước, trong trạng thái tĩnh xem ra có vẻ chậm chạp, lờ đờ nhưng kì thực khi có biến lại ứng phó cực kì nhanh nhạy, thậm chí có lúc rất mạnh mẽ. Những cú lắc mình thoắt ẩn thoắt hiện hoặc những cú lao mình vồ mồi nhanh như chớp của loài cá chính là cơ sở hình thành nên những đòn thế trong bài “song ngư” nổi tiếng của võ sư Chu Há.
Phép đánh của bài binh khí “song ngư” được mô tả là biến hóa khôn lường, thủ pháp và bộ pháp lướt nhanh, thân pháp linh hoạt, đòn đánh liên hoàn. Đòn trước dũng mãnh vừa để tấn công đồng thời cũng để che chắn cho những đòn tiếp theo, cứ thế ào ạt tuôn trào tạo nên thế công thủ toàn diện.
Một điểm chú ý khác, đó là loại binh khí này được chế tác bằng đồng hoặc sắt nên khá nặng, vì thế người sử dụng muốn điều khiển chúng linh hoạt theo đúng ý đồ đòi hỏi phải có một nội lực nhất định. Do làm bằng kim loại cho nên đây là loại binh khí có tính sát thương cao. Hàng vây và đuôi cá được ví như một lưỡi cưa máy sắc ngọt nên uy lực của từng thế đánh cực kì nguy hiểm. Đầu cá cứng rắn, thuôn nhọn với tiếp điểm bé nên khi tấn công tỏ ra lợi hại gấp trăm lần cú đấm. Bên cạnh đó, thân cá ôm lấy ống tay tạo thành một chiếc khiên thép vững chắc trong phòng thủ…
Nói tóm lại, “song ngư” là một thứ binh khí lợi hại nhờ vào đặc tính công thủ toàn diện, hình dạng độc đáo, gọn nhỏ cho nên được đánh giá là một trong những loại binh khí lợi hại của Hồng Quyền Chu Gia.
Hoàng Quang HàLại nói về thứ binh khí “song ngư” của võ sư Chu Há, người ta cũng thấy ở đó có sự kế thừa các nguyên lí võ học đặc sắc của cha ông xưa để lại. Quan sát kĩ mọi khía cạnh vận động của loài cá, những người luyện võ đã đạt đến đẳng cấp thượng thừa như võ sư Chu Há ắt đã phát hiện ra nhiều điều thú vị để từ đó vận dụng vào lối đánh “song ngư” của mình.
Loài cá sống dưới nước, trong trạng thái tĩnh xem ra có vẻ chậm chạp, lờ đờ nhưng kì thực khi có biến lại ứng phó cực kì nhanh nhạy, thậm chí có lúc rất mạnh mẽ. Những cú lắc mình thoắt ẩn thoắt hiện hoặc những cú lao mình vồ mồi nhanh như chớp của loài cá chính là cơ sở hình thành nên những đòn thế trong bài “song ngư” nổi tiếng của võ sư Chu Há.
Phép đánh của bài binh khí “song ngư” được mô tả là biến hóa khôn lường, thủ pháp và bộ pháp lướt nhanh, thân pháp linh hoạt, đòn đánh liên hoàn. Đòn trước dũng mãnh vừa để tấn công đồng thời cũng để che chắn cho những đòn tiếp theo, cứ thế ào ạt tuôn trào tạo nên thế công thủ toàn diện.
Một điểm chú ý khác, đó là loại binh khí này được chế tác bằng đồng hoặc sắt nên khá nặng, vì thế người sử dụng muốn điều khiển chúng linh hoạt theo đúng ý đồ đòi hỏi phải có một nội lực nhất định. Do làm bằng kim loại cho nên đây là loại binh khí có tính sát thương cao. Hàng vây và đuôi cá được ví như một lưỡi cưa máy sắc ngọt nên uy lực của từng thế đánh cực kì nguy hiểm. Đầu cá cứng rắn, thuôn nhọn với tiếp điểm bé nên khi tấn công tỏ ra lợi hại gấp trăm lần cú đấm. Bên cạnh đó, thân cá ôm lấy ống tay tạo thành một chiếc khiên thép vững chắc trong phòng thủ…
Nói tóm lại, “song ngư” là một thứ binh khí lợi hại nhờ vào đặc tính công thủ toàn diện, hình dạng độc đáo, gọn nhỏ cho nên được đánh giá là một trong những loại binh khí lợi hại của Hồng Quyền Chu Gia.
18 môn binh khí trong võ thuật Trung Hoa
18 BAN BINH KHÍ TRONG VÕ THUẬT TRUNG HOA
Khi nói về 18 môn binh khí của võ thuật Trung Hoa, thường có hai thuyết như sau:
Thuyết thứ nhất, cho rằng 18 môn binh khí bao gồm: Ðao- thương – kiếm – kích – đảng – côn – Xoa – ba – tiên – giản – chùy – búa – Câu – liêm – trảo – quài – cung tiễn – đằng bài.
Tuy vậy, có thuyết gọi 18 môn binh khí là :Đao – thương – kiếm – kích – đảng – côn – Xoa – ba – tiên – giản – chùy – phủ – Câu – liêm – trảo – đại – quyết – cung thỉ
Thật ra quyết là một cây mộc côn gồm 2 nhánh, cách sử dụng không khác chi giản, còn đại là tên gọi thông thường của trảm mã đao, bởi vì vùng Sơn đông gọi trảm mã đao là Song thủ đới, âm “đới” đọc theo tiếng Trung hoa, chuyển thành âm “đại”. Như vậy nên cho vào loại với đao. Vì thế theo thuyết thứ nhất khi nói về 18 môn binh khí mới là hợp lý.
Xin giới thiệu một số binh khí trong 18 môn binh khí được xem là tuyệt đỉnh khí giới của Võ Thuật Trung Hoa.
1.Đao
Trong loại đao gồm có đơn đao, song đao, đại đao, phác đao, trảm mã đao.
2. Thương
Về thương thì gồm có đại thương, hoa thương. Ðại thương dài 1 trượng 8, 1 trượng 2, 1 trượng lẻ 8 tấc, 1 trượng, ngắn nhất là 8 thước (thước Tàu, 1 thước Tàu = 4 tấc Tây, 1 trượng = 10 thước Tàu). Hoa thương dài không quá 7 thước, ngắn khoảng 5 thước.
3. Kiếm
Gồm có đơn kiếm, song kiếm. Kiếm dài 3 thước (thước Tàu), ngắn 2 thước 4 tấc.
4. Kích
Gồm có đơn kích và song kích. Song kích đều ngắn.
5. Ðảng
Gồm có Nhạn linh đảng, Long tu đảng. Hai loại này giống nhau, nhưng cái móc của Nhạn linh đảng cong về phía dưới, còn của Long tu đảng thì cong về phía trên. Lại có Lựu kim đảng, gần giống với Nguyệt nha sản.
6. Côn
Có loại dài 6 thước, loại Tề mi côn chỉ trên đước 6 thước.
7. Câu
Gồm 2 loại Hổ đầu câu, Lộc giác câu.
8. Liêm
Gồm có đao liêm và thương liêm đều có loại dài, ngắn khác nhau. Loại dài 6, 7 thước, loại ngắn 2 thước 4 tấc. Phàm những loại binh khí ngắn đều dùng 1 đôi như song kích, song kiếm… Lại có Hổ trảo liêm, còn gọi là Nhật nguyệt song bút.
9. Trảo
Gồm có Kim long trảo, giống như các ngón tay người ta.
10. Quài
Gồm có Dương giốc quài, Lý công quài. Dương giốc quài dài 4 thước. Lý công quài là 1 đôi đoản quài (quài ngắn). Tiên lặc quài còn gọi là Câu liêm quài, hình giống như đơn đao, cán đao là 1 mũi thương nhọn.
11. Tiên
Gồm có đơn tiên và song tiên. Ngoài ra còn có nhuyễn tiên, nhuyễn gồm 7 đốt hoặc 9 đốt.
Ngoài 18 môn binh khí, còn có Phương tiên nguyệt nha sản, Bế huyệt Nga mi thích. Ám khí thì có tiêu, đạn, tụ tiền…
Thuyết thứ nhất, cho rằng 18 môn binh khí bao gồm: Ðao- thương – kiếm – kích – đảng – côn – Xoa – ba – tiên – giản – chùy – búa – Câu – liêm – trảo – quài – cung tiễn – đằng bài.
Tuy vậy, có thuyết gọi 18 môn binh khí là :Đao – thương – kiếm – kích – đảng – côn – Xoa – ba – tiên – giản – chùy – phủ – Câu – liêm – trảo – đại – quyết – cung thỉ
Thật ra quyết là một cây mộc côn gồm 2 nhánh, cách sử dụng không khác chi giản, còn đại là tên gọi thông thường của trảm mã đao, bởi vì vùng Sơn đông gọi trảm mã đao là Song thủ đới, âm “đới” đọc theo tiếng Trung hoa, chuyển thành âm “đại”. Như vậy nên cho vào loại với đao. Vì thế theo thuyết thứ nhất khi nói về 18 môn binh khí mới là hợp lý.
Xin giới thiệu một số binh khí trong 18 môn binh khí được xem là tuyệt đỉnh khí giới của Võ Thuật Trung Hoa.
1.Đao
Trong loại đao gồm có đơn đao, song đao, đại đao, phác đao, trảm mã đao.
2. Thương
Về thương thì gồm có đại thương, hoa thương. Ðại thương dài 1 trượng 8, 1 trượng 2, 1 trượng lẻ 8 tấc, 1 trượng, ngắn nhất là 8 thước (thước Tàu, 1 thước Tàu = 4 tấc Tây, 1 trượng = 10 thước Tàu). Hoa thương dài không quá 7 thước, ngắn khoảng 5 thước.
3. Kiếm
Gồm có đơn kiếm, song kiếm. Kiếm dài 3 thước (thước Tàu), ngắn 2 thước 4 tấc.
4. Kích
Gồm có đơn kích và song kích. Song kích đều ngắn.
5. Ðảng
Gồm có Nhạn linh đảng, Long tu đảng. Hai loại này giống nhau, nhưng cái móc của Nhạn linh đảng cong về phía dưới, còn của Long tu đảng thì cong về phía trên. Lại có Lựu kim đảng, gần giống với Nguyệt nha sản.
6. Côn
Có loại dài 6 thước, loại Tề mi côn chỉ trên đước 6 thước.
7. Câu
Gồm 2 loại Hổ đầu câu, Lộc giác câu.
8. Liêm
Gồm có đao liêm và thương liêm đều có loại dài, ngắn khác nhau. Loại dài 6, 7 thước, loại ngắn 2 thước 4 tấc. Phàm những loại binh khí ngắn đều dùng 1 đôi như song kích, song kiếm… Lại có Hổ trảo liêm, còn gọi là Nhật nguyệt song bút.
9. Trảo
Gồm có Kim long trảo, giống như các ngón tay người ta.
10. Quài
Gồm có Dương giốc quài, Lý công quài. Dương giốc quài dài 4 thước. Lý công quài là 1 đôi đoản quài (quài ngắn). Tiên lặc quài còn gọi là Câu liêm quài, hình giống như đơn đao, cán đao là 1 mũi thương nhọn.
11. Tiên
Gồm có đơn tiên và song tiên. Ngoài ra còn có nhuyễn tiên, nhuyễn gồm 7 đốt hoặc 9 đốt.
Ngoài 18 môn binh khí, còn có Phương tiên nguyệt nha sản, Bế huyệt Nga mi thích. Ám khí thì có tiêu, đạn, tụ tiền…
Lê Duyên
Tìm hiểu về Côn
TÌM HIỂU VỀ CÔN
Tên gọi
Côn trong tiếng Việt thường chỉ một dạng Gậy cứng. Tuy nhiên, ngôn ngữ của các võ phái Bình Định Việt Nam lại dùng Roi để chỉ côn, mặc dù thuật ngữ roi trong nhiều võ phái khác, đặc biệt là các võ phái Trung Hoa, thường chỉ các vũ khí dài và mềm như dây xích hay các đoạn côn ngắn nối với nhau bằng xích, âm Hán Việt gọi là Tiên (鞭) như cửu tiết tiên (roi 9 đốt làm bằng sắt), thất tiết tiên(roi 7 đốt làm bằng sắt).
Võ
thuật Trung Quốc và Nhật Bản còn dùng chữ Bổng (棒) để chỉ côn, gọi khái
quát là côn bổng (棍棒), tuy nhấn mạnh hơn đến những loại trường côn và
cũng không hiếm khi bổng được chỉ một vũ khí khác hẳn.
Đặc điểm
Côn có
hình dạng rất phong phú tùy theo mục đích và thói quen sử dụng của người
tập, nhưng thường thấy côn có hai đầu tròn đường kính bằng nhau, có một
độ dài đa dạng và thường hiếm khi có quy ước cụ thể đầu côn hay đuôi
côn. Tuy nhiên, một số loại côn có đầu và đuôi côn bằng nhau nhưng thân
giữa hơi phình to một chút, một số loại côn khác lại có đầu to hơn đuôi,
như côn nhị khúc hay song hổ vĩ côn.
Chất
liệu làm côn rất đa dạng. Côn thường làm bằng gỗ, tre, tầm vông, cây
song (mây) cứng hoặc song mềm. Tuy ít phổ biến hơn nhưng vẫn thấy có côn
làm bằng kim loại (sắt, đồng, nhôm). Các võ phái xuất xứ từ Nhật Bản
thường sử dụng gỗ sồi để làm côn, trong khi Việt Nam thịnh hành các loại
côn làm bằng tre, song mây, tầm vông, mật cật, căm xe.
Một số loại côn
Dựa
trên cấu tạo của côn và tùy thuộc võ phái, có thể phân chia côn thành
hàng trăm tiểu loại. Tuy nhiên, trong ứng dụng thực chiến côn thường nằm
trong hai loại: côn một khúc và côn gồm nhiều khúc nối vào nhau.
Trường
côn: cây gậy rất dài, có thể cao bằng đầu, cao hơn đầu một nửa cánh
tay, hoặc thậm chí dài tới 2,5 mét được các chi phái Vịnh Xuân quyền sử
dụng trong bài Lục điểm bán côn. Ảnh Nguồn Internet
Tề
mi côn: côn ngắn tới ngang chân mày người tập, thịnh hành trong các võ
phái cổ truyền Việt Nam. Các hệ phái võ thuật ở Bình Định còn gọi Tề mi
côn là Roi chiến. Ảnh nguồn Internet
Trung côn: cao tới ngang nách người tập.
Đoản
côn: gậy ngắn, thường dài bằng một cánh tay người tập. Có thể sử dụng
cả hai đoản côn gọi là song côn. Một biến thể của nó được ứng dụng thời
hiện đại rất phổ biến dưới tên gọi dùi cui.. Ảnh Nguồn Internet
Tiểu đoản côn: loại côn được các hệ
phái Karatedo ưa chuộng, chỉ dài cỡ 10-15cm có thể để gọn trong lòng bàn
tay, thường dùng ngón út để đẩy đầu côn lên và ngón cái để đẩy đầu côn
xuống khi đâm, chọc hỗ trợ đòn đánh gia tăng lực sát thương hàng chục
lần.
Quải
(tonfa): một dạng dùi cui hay đoản côn có cán chĩa ngang hình chữ L,
xuất xứ từ Okinawa, rất thịnh hành trong Karate. Nguồn ảnh Internet
Kiếm
gỗ (Nhật Bản) làm bằng gỗ sồi cũng có thể coi là một dạng côn vì sức
công phá mạnh mẽ của nó. Nguồn ảnh Internet Côn nhiều khúcTử mẫu côn:
một trung côn nối với một đoản côn bằng sợi dây chắc, thịnh hành trong
các võ phái Việt Nam với tên gọi Thiết lĩnh. Trong võ thuật Trung Hoa,
nguyên khởi từ Tống thái tổ Triệu Khuông Dẫn có tên gọi "đại bàn long
côn", thời cận đại ở phương Bắc lại gọi là "đại tảo tử" và "tiểu bàn
long côn" (tiểu tảo tử). Nguồn ảnh Internet
Côn nhị khúc (nunchaku): còn gọi là lưỡng tiết côn, song tiết côn, xuất xứ từ Okinawa.Nguồn ảnh Internet
Côn
tam khúc: còn gọi là tam tiết côn. Loại côn này thường dùng ba đoản côn
dài bằng nhau được nối với nhau bằng dây mềm. Nguồn anh Internet
Song
hổ vĩ côn: dạng côn gồm 3 đoạn nối vào nhau tương tự như côn tam khúc,
nhưng ba đoạn có chiều dài không đều nhau nối theo thứ tự từ dài đến
ngắn. Song hổ vĩ côn thường sử dụng cả đôi (song). Nếu sử dụng đơn được
gọi tên là hổ vĩ côn, thịnh hành trong Côn Luân phái và môn phái Bắc Mã
Sơn Việt Nam.Nguồn ảnh Internet
Kỹ thuật sử dụngKỹ thuật đánh côn rất đa dạng: có thể là loan hay khuyên (quay tròn), chặn, đả (đánh), thương (đâm), bật, xiết (thường ứng dụng với côn nhiều khúc) v.v. Nguyên lý sử dụng côn thường dựa trên cơ sở lực ly tâm khi đánh và phản lực khi giật.
Ứng dụng trong các võ phái
Côn Pháp Thiếu Lâm - Nguồn ảnh Internet
Trong võ
thuật Trung Hoa, côn được sử dụng rất phổ thông. Thiếu Lâm tự nổi danh
về côn pháp với nguyên tắc “kẻ xuất gia từ bi bác ái, thà dụng côn bất
dụng thương”. Bởi tuy côn có khả năng gây thương tích cho đối thủ nhưng
ít khi gây chết người như đao hay thương, do đó phù hợp hơn với tăng ni
phật tử. Nhiều loại côn từ các võ phái Trung Quốc lan truyền đến các
nước vùng Á Đông khác như côn tam khúc, trường côn, đoản côn, song hổ vĩ
côn. Wushu hiện đại cũng có mục thi đấu và biểu diễn côn pháp trong các
bài sáo lộ mang tên trường côn.
Vùng đất thượng võ Okinawa Nhật Bản được coi như nguyên ủy của côn nhị khúc, tiểu đoản côn, quải.
Việt
Nam cũng là cái nôi của những tuyệt kỹ sử dụng côn (roi) trong các võ
phái Bình Định và các võ phái miệt vườn Nam bộ như Tân Khánh Bà Trà.
Những câu ca dao: “Con gái Bình Định múa roi đi quyền”, rồi “Roi Thuận
Truyền, Quyền An Thái”, “roi kinh, quyền Bình Định” (Kinh thành, Bình
Định) cho thấy một truyền thống không thể phai nhòa với thời gian. Tuy
nhiên, hiện nay trong các hệ phái Bình Định nhiều kỹ pháp côn đã thất
truyền, mặc dù một số bậc thầy của Bình Định gia sử dụng côn vẫn vang
danh, như cố võ sư Hồ Ngạnh với đường roi tuyệt kỹ “hẹn ngày chết”. Võ
pháiTân Khánh Bà Trà cũng có những bậc tiền bối từng nổi danh với những
đường roi, đường côn kỳ tuyệt đả bại nhiều cao thủ khắp lục tỉnh Nam Kỳ,
như Đệ nhất côn Đỗ Văn Mạnh (Năm Nhị), đây cũng là võ phái sáng tạo
nhiều bài côn danh tiếng như Tấn nhứt, Tứ môn, Giáng hoả, Thái sơn v.v.
Đặc điểm
của nhiều đòn thế côn Việt Nam là công phá hai đầu và luôn đánh theo
chiều nghịch, luôn lấy nghịch để chế thuận, làm cho đối phương mất
phương hướng rơi vào lúng túng, bất ngờ. Song song đó, côn pháp được áp
dụng triệt để phép âm dương ngũ hành cùng năng lực biến hóa của đồ
hình bát quái trong khai triển đấu pháp, cũng như khi di chuyển, chế ngự
của hai chân (bộ pháp). Khi bị đối phương tấn công thì không đỡ để thủ
thân mà lập tức vung roi áp sát và lượn theo chiều côn của địch thủ để
công đòn, đồng thời khống chế tầm roi để thực hiện thế “đâm so đũa”, một
thế võ bí truyền chưa có cách hóa giải. Đây chính là ngọn roi cộng lực
“tuyệt kỹ”, “xuất quỷ nhập thần” có một không hai của môn binh khí lừng
danh đất Việt.
Theo Wikipedia
Thuật ném phi tiêu
THUẬT NÉM PHI TIÊU
Khó
có thể nói đích xác thời điểm xuất hiện của thuật ném phi tiêu ở Nhật
bản. Thời xa xưa, phụ nữ nhật đã biết sử dụng vài loại vũ khí gọn nhẹ để
tự vệ như dao ngắn (Kaiken) vàcây trâm cài tóc (Kazashi). Dao vàtrâm
thường dài độ 8-9cm vàtrong tầm gần, chúng có thể được ném đi như phi
tiêu. Với kích thước nhỏ bé dễ cất dấu, mũi bén nhọn thường tẩm thuốc
độc, một cây trâm cài tóc khi hữu sự trở nên vô cùng nguy hiểm.
1. LỊCH SỬ CỦA THUẬT NÉM PHI TIÊU:
Khó có thể nói đích xác thời điểm
xuất hiện của thuật ném phi tiêu ở Nhật bản. Thời xa xưa, phụ nữ nhật đã
biết sử dụng vài loại vũ khí gọn nhẹ để tự vệ như dao ngắn (Kaiken)
vàcây trâm cài tóc (Kazashi). Dao vàtrâm thường dài độ 8-9cm vàtrong tầm
gần, chúng có thể được ném đi như phi tiêu. Với kích thước nhỏ bé dễ
cất dấu, mũi bén nhọn thường tẩm thuốc độc, một cây trâm cài tóc khi hữu
sự trở nên vô cùng nguy hiểm. Thuật ném phi tiêu Shuriken-Jutsu
(Shuriken: phi tiêu; Jutsu: nghệ thuật) bắt nguồn từ cách sử dụng những
mũi dao nhọn làm bằng sắt hay thép dài từ 7-22cm. Sau đó là sự phát
triển của đoản kiếm (Tanto) và cuối cùng lại trở về với phi tiêu. Có thể
đoản kiếm không được chuộng vì đắt tiền và không tiện để ném, không thể
mang theo người nhiều như phi tiêu. Hiện nay võ Nhật có 3 trường phái
sử dụng phi tiêu được biết đến nhiều nhất: Negishi-ryu, Shirai-ryu
vàChisin-ryu.
2. CÁC LOẠI PHI TIÊU KHÁC NHAU:
Căn cứ vào hình dạng, chúng ta có
khoảng 20 loại phi tiêu. Có loại nhọn 1 đầu, có loại nhọn cả 2 đầu; dài,
ngắn, dầy, mỏng…khác nhau. Dù mang hình dáng nào, phi tiêu cũng phải
đáp ứng được hai đòi hỏi tiên quyết:
- Gọn, nhỏ dễ mang theo người.
- Khi được ném ra, chúng phải khó thấy để né tránh.
Điều nầy giải thích tại sao khi sử
dụng phi tiêu, người ta thường để cho địch thủ đến gần. Khoảng cách càng
ngắn, tiêu ném càng chính xác, bất ngờ.
3. CẦM PHI TIÊU:
Phi tiêu được nằm gọn trong lòng
bàn tay với 4 ngón duỗi thẳng, ngón cái giữ phi tiêu ở vị trí cố định.
Đầu nhọn có thể hướng ra phía đầu ngón tay hay quay về phía cổ tay.
Nếu nhắm vào mục tiêu ở gần, ta để
cho phần mũi nhọn ló ra khỏi các đầu ngón tay nhiều và ngược lại, ta cầm
phi tiêu với mũi nhọn thấp khi muốn ném xa.
4. KỸ THUẬT NÉM PHI TIÊU:
Trước hết, khi ném phải giữ cổ tay thật thẳng. Nếu bạn cong hay quặc cổ tay, mũi phi tiêu sẽ xoáy quá đà trên đường tới đích.
Kế
đến là khoảng cách từ bạn đến đích. Kỹ thuật ném thay đổi tùy theo
khoảng cách xa hay gần. Phi tiêu khi được ném ra sẽ xoay theo vòng tròn
trước khi chạm đích. Bạn phải tính toán được số vòng quay của phi tiêu
tùy theo đích ném xa hay gần. Ở tầm ném gần, phi tiêu chỉ xoay 1/2 vòng
trước khi đến đích. Ở khoảng cách xa, phi tiêu sẽ xoay 1 vòng hay nhiều
vòng. Nếu ném gần, chú ý cách cầm phi tiêu với mũi nhọn ra khỏi đầu ngón
tay nhiều, bước chân bỏ tới rộng, chồm người về phía trước khi ném, phi
tiêu sẽ đi nhanh và mạnh hơn.
Khi ném xa, cầm phi tiêu thấp hơn so với khi ném gần, đứng thẳng người, nhắm kỹ trước khi ném.
Khi bắt đầu tập luyện, nên đứng gần
đích độ vài mét. Nếu bạn cầm phi tiêu mũi nhọn hướng ra phía đầu ngón
tay, khi ném nó sẽ bay thẳng tới đích, không xoay vòng. Sau đó bạn bước
lui xa thêm vài bước nữa. Cứ thế mà bạn tìm ra khoảng cách thích hợp cho
phi tiêu xoay đủ một vòng trước khi đến đích. Với một người tầm vóc
trung bình, khoảng cách đó nằm trong khoảng 4-5m. Tiếp tục đứng xa dần
đích, tìm khoảng cách thích hợp cho 1 vòng rưởi, 2 vòng và hơn nữa. Nếu
bạn thuận tay phải, đứng chân phải trước, khi ném chân trái bước lên.
Nếu phi tiêu chạm ngay đích với mũi nhọn hướng lên, bạn bước lui 1 hay 2
bước.
Nếu phi tiêu chạm đích với mũi quay
xuống, bạn bước lên 1 hay 2 bước. Nếu phi tiêu chạm đích với phần đuôi
không nhọn hoặc có lúc xoay mũi lên, có lúc xoay xuống, bạn nên chú ý
lại cổ tay, có thể bạn đã cong cổ tay khi ném. Mỗi khi tìm ra khoảng
cách thích hợp, đánh dấu điểm đứng hay đo khoảng cách đó. Dần dần bạn sẽ
quen ước lượng và chọn đúng khoảng cách thích hợp cho mỗi lần ném. Sự
chính xác sẽ hoàn thiện dần qua quá trình tập luyện kiên trì.
5. CHỌN ĐÍCH NÉM PHI TIÊU:
Việc chọn đích thích hợp để tập ném
khá đơn giản. Bạn có thể chọn những miếng ván dầy 4-5cm, dài độ 1-1,2m,
đóng dính lại bằng 2 miếng gỗ chéo ở 2 mặt sau. Nên chọn loại gỗ thông
vì chúng có độ mềm thích hợp cho việc luyện tập. Gốc cây, bức tường gỗ
của căn nhà bỏ hoang… tất cả đều có thể biến thành đích ném, miễn là phi
tiêu cắm vào được. Nếu muốn, bạn có thể sơn những vòng đồng tâm trên gỗ
để tập.
6. AN TOÀN TRONG LUYỆN TẬP NÉM PHI TIÊU:
Dù nhỏ bé nhưng phi tiêu làmột vũ
khí nguy hiểm nếu như bạn sử dụng bất cẩn. Trong lúc tập ném, phải hết
sức thận trọng, không để người xem đến gần đường ném và đích. Phi tiêu
có thể bị nẩy dội khi chạm đích, văng ra chung quanh. Đừng ném bừa bãi
vào của cải vật chất công cộng hay cá nhân, cất giữ ngoài tầm tay của
trẻ con.
7. CÁCH LÀM PHI TIÊU:
Phi tiêu được làm bằng thép, chiều
dài 14cm và18cm là thích hợp nhất, nhọn một đầu. Phần nhọn khoảng 2,5cm
tính từ mũi. Bạn nên làm nhiều phi tiêu để dễ tập, đỡ mất thời gian phải
đi lại thu hồi các phi tiêu đã ném. Các võ sĩ đạo thường mang theo
người 5-6 phi tiêu một lúc.
Tìm hiểu về Nunchaku (côn nhị khúc)
TÌM HIỂU VỀ NUNCHAKU (CÔN NHỊ KHÚC)
Côn nhị khúc, côn hai khúc hay lưỡng tiết côn, song tiết
côn (âm romanji tiếng Nhật là nunchaku) là một dạng đoản côn có hai khúc
được nối với nhau bởi một đoạn dây mềm. Sử dụng thịnh hành trong võ
phái Karatedo Nhật Bản và hiện nay, do tính chất tiện lợi của nó, côn
nhị khúc đã được nhiều môn sinh của các võ phái khác nhau ưa chuộng
trong luyện tập và tự vệ.
Trong các võ phái cổ truyền Trung Hoa, chắc chắn côn nhị khúc cũng có nhưng không thịnh hành, thường các môn đồ tập côn tam khúc hoặc tiên (roi) với nhiều đốt nối với nhau (thất tiết tiên hoặc cửu tiết tiên). Có thể tìm thấy trong các vũ khí cổ của Trung Hoa một dạng thức gần tương tự côn nhị khúc nhưng bao gồm một khúc dài và một khúc ngắn hơn, hoặc một khúc dài với hai khúc ngắn nối với nhau bằng dây mềm, khi luyện tập thường tập một chiếc hoặc tập cả hai chiếc. Cây côn này còn được gọi tên là song hổ vĩ côn (côn đuôi hổ).
Tương truyền tại vùng Okinawa khi tiểu vương quốc này bị người Nhật đô hộ, sự cai trị tàn khốc với sưu cao thuế nặng của người Nhật khiến dân bản địa liên tục nổi dậy phản kháng. Các võ quan Nhật tại các làng mạc đã nghiêm cấm không cho dân chúng được sử dụng dụng cụ bằng sắt trong sản xuất sinh hoạt, chỉ trừ một con dao sắt được sử dụng hạn chế với sự kiểm soát của kẻ cai trị, loại bỏ tất cả những gì có thể trở thành vũ khí sát thương nhằm thủ tiêu ý chí đấu tranh của người dân bản địa.
Việc tập luyện dưới hầm những chiêu thức tự vệ đã định hình những kỹ thuật chiến đấu Karatedo đầu tiên, và các dụng cụ sản xuất bằng gỗ, tre, trúc đã được người dân ở đây chế tạo thành các vũ khí để hợp pháp hóa sử dụng khi mang trong người vượt thoát khỏi mọi sự kiểm duyệt: trường côn (bo) vốn xuất xứ từ một cây sào; song quải (tonfa) một dạng dùi cui có cán chĩa ngang hình chữ L; chĩa ba (sai) để xóc rơm rạ; tiểu đoản côn là khúc côn gỗ ngắn như cây bút có thể để gọn trong lòng bàn tay; liềm (kama) ban đầu là dụng cụ cắt lúa, và côn nhị khúc (nunchaku) xuất xứ từ hai thanh tre hay gỗ buộc dây ở đầu dùng cuộn bó lúa khi đập lúa.
Trong các võ phái cổ truyền Việt Nam, có một dụng cụ cũng xuất xứ từ chiếc kẹp lúa và cấu tạo giống hệt nunchaku, tuy vẫn thường thấy có hai thành một dài một ngắn được gọi là thanh mẹ thanh con. Vũ khí này được gọi tên là thiết lĩnh với lối đánh rất gọn, có nguồn gốc từ xa xưa và hiện nay nhiều võ phái xuất phát từ Bình Định vẫn sử dụng.
Điều cần nói thêm ở đây rằng, dù rất có thể chiếc côn nhị khúc đầu tiên không là bản quyền của vùng Okinawa Nhật Bản, nhưng chính tính phổ biến của nó sau này theo sự bành trướng của môn phái Karatedo khắp thế giới, đã khiến cả thế giới chỉ biết đến một tên gọi thuần Nhật, nunchaku, của vũ khí này, và côn nhị khúc nghiêm nhiên được thừa nhận nguyên ủy từ quần đảo Okinawa. Sự phổ biến hình ảnh của Lý Tiểu Long với côn nhị khúc trong tay, mà vũ khí này được họ Lý ưa chuộng và tập luyện nhờ sự chỉ dẫn của một đồng môn Triệt quyền đạo vốn xuất thân ban đầu từ Karate, cũng phần nào khuếch trương và phổ dụng hóa loại vũ khí này.
NUNCHAKUN ( Nunchaku) : côn nhị khúc
U ( Unrelengting ) :có nghĩa là cứng rắn vì muốn sử dụng vũ khí này chúng ta phải cương quyết
N ( Nation ) : có nghĩa là quốc gia . Chúng ta phải đoàn kết lại thì mới đạt được sức mạnh to lớn như 2 đầu của côn nhị khúc được nối với nhau bằng sợi dây
C ( care ) : có nghĩa là cẩn thận . chúng ta phải thật cẩn thận khi sử dụng vũ khí này
H ( Holocaust ) : nghĩa là sự phá hủy . nói lên sức công phá mãnh liệt của món vũ khí này
A (Adherance ) : có nghĩa là sự kết chặt . thể hiện sự kết nối chặt chẽ giữa 2 đầu côn với nhau, mang 1 triết lý con người phải gắn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển
K ( karatedo ) : môn võ đầu tiên đưa món vũ khí này vào chương trình giảng dạy và cũng là môn võ có cùng quê hương với món vũ khí này
U ( uniformity ) : nghĩa là sự đồng nhất, muốn sử dụng món vũ khí này thì con người và nunchaku phải hòa hợp thành một
Cấu tạo
Côn nhị khúc sơ khai là hai thanh tre, gỗ có tiết diện hình tròn hoặc hình chữ nhật, dài bằng nhau và nối với nhau bằng một đoạn dây chắc chắn. Từ dụng cụ sơ khai ban đầu, côn nhị khúc ngày nay có kiểu dáng rất đa dạng với rất nhiều biến thể của hình dạng hai thanh côn: hình tròn, hình nửa tròn, hình lục giác, hình bát giác, hình vuông, hình chữ nhật nhưng thịnh hành nhất là thân côn được tạo các cạnh hình lục giác hoặc bát giác để gia tăng đặc tính sát thương cho vũ khí nhưng vẫn thuận tiện khi sử dụng, không quá sắc cạnh nhưng cũng không quá trơn nhẵn. Hai khúc này thường được làm với chu vi phần đuôi côn (nơi nối dây), nhỏ hơn một chút so với phần đầu côn (nơi cầm trong tay người tập) để khi sử dụng thuận tiện hơn do lực ly tâm không khiến đôi côn tuột văng ra khỏi tay người tập trong những chiêu thức loan côn, múa côn. Chiều dài của mỗi đoạn côn, tùy theo sở thích cá nhân và cấu tạo cơ thể người sử dụng, nhưng thường tối ưu là bằng độ dài cẳng tay người sử dụng tính từ cùi chỏ đến giữa lòng bàn tay (khoảng 25-35 cm). Đường kính thân côn phần đầu (to nhất) khoảng 2,5 đến 3,5 cm; phần đuôi nơi nối dây khoảng 2 đến 3cm.
Cách chọn lựa côn nhị khúc:
Cũng như tất cả các loại vũ khí khác, côn nhị khúc cũng phải được bảo quản tốt, hầu tạo được hiệu quả tốt trong tập luyện, sử dụng, cũng như tránh được những sự cố nguy hiểm có thể xảy ra như: gãy côn, đứt dây…)
Chế độ bảo quản đối với thân côn là luôn được lau chùi kỹ lưỡng, 1 tháng vài lần, bằng cách tẩm dầu ôliu vào 1 mảnh vải mềm rồi tiến hành lau chùi. Nếu không có dầu ôliu thì có thể dùng các loại dầu khác như: dầu sơn cây trà…Sự lau chùi này giúp cho bạn cầm côn nhị khúc được dễ dàng và không làm chai tay khi bạn tập luyện nhiều.
Ngòai ra đối với dây côn thì cũng cần có 1 chế độ bảo quản thích hợp. Nếu bạn dùng loại côn nhị khúc nối với nhau bằng 1 đoạn dây nilon thì cạnh trong của lỗ cột dây côn bạn nên quét 1 lớp nhựa sơn, để tránh sự cọ xát quá mạnh làm cho dây côn mau đứt. Ngay cả sợi dây, nếu được bạn cũng nên sơn 1 lớp nhựa trơn.
Có như vậy bạn mới tập luyện được 1 thời gian lâu dài và tránh được phần nào nguy hiểm khi dây đứt. Các loại côn có dây xích bằng sắt cũng phải thường xuyên được kiểm tra, bởi sự chuyển động xoay chiều làm cho các khoen sắt cọ xát, dễ tạo sự ăn mòn dẫn đến việc dây bị đứt. Tốt nhất là trước khi sử dụng côn nhị khúc để tập luyện hay tự vệ bạn cần 1 bước kiểm tra lại dây côn xem còn tốt hay không…..
Trong các võ phái cổ truyền Trung Hoa, chắc chắn côn nhị khúc cũng có nhưng không thịnh hành, thường các môn đồ tập côn tam khúc hoặc tiên (roi) với nhiều đốt nối với nhau (thất tiết tiên hoặc cửu tiết tiên). Có thể tìm thấy trong các vũ khí cổ của Trung Hoa một dạng thức gần tương tự côn nhị khúc nhưng bao gồm một khúc dài và một khúc ngắn hơn, hoặc một khúc dài với hai khúc ngắn nối với nhau bằng dây mềm, khi luyện tập thường tập một chiếc hoặc tập cả hai chiếc. Cây côn này còn được gọi tên là song hổ vĩ côn (côn đuôi hổ).
Tương truyền tại vùng Okinawa khi tiểu vương quốc này bị người Nhật đô hộ, sự cai trị tàn khốc với sưu cao thuế nặng của người Nhật khiến dân bản địa liên tục nổi dậy phản kháng. Các võ quan Nhật tại các làng mạc đã nghiêm cấm không cho dân chúng được sử dụng dụng cụ bằng sắt trong sản xuất sinh hoạt, chỉ trừ một con dao sắt được sử dụng hạn chế với sự kiểm soát của kẻ cai trị, loại bỏ tất cả những gì có thể trở thành vũ khí sát thương nhằm thủ tiêu ý chí đấu tranh của người dân bản địa.
Việc tập luyện dưới hầm những chiêu thức tự vệ đã định hình những kỹ thuật chiến đấu Karatedo đầu tiên, và các dụng cụ sản xuất bằng gỗ, tre, trúc đã được người dân ở đây chế tạo thành các vũ khí để hợp pháp hóa sử dụng khi mang trong người vượt thoát khỏi mọi sự kiểm duyệt: trường côn (bo) vốn xuất xứ từ một cây sào; song quải (tonfa) một dạng dùi cui có cán chĩa ngang hình chữ L; chĩa ba (sai) để xóc rơm rạ; tiểu đoản côn là khúc côn gỗ ngắn như cây bút có thể để gọn trong lòng bàn tay; liềm (kama) ban đầu là dụng cụ cắt lúa, và côn nhị khúc (nunchaku) xuất xứ từ hai thanh tre hay gỗ buộc dây ở đầu dùng cuộn bó lúa khi đập lúa.
Trong các võ phái cổ truyền Việt Nam, có một dụng cụ cũng xuất xứ từ chiếc kẹp lúa và cấu tạo giống hệt nunchaku, tuy vẫn thường thấy có hai thành một dài một ngắn được gọi là thanh mẹ thanh con. Vũ khí này được gọi tên là thiết lĩnh với lối đánh rất gọn, có nguồn gốc từ xa xưa và hiện nay nhiều võ phái xuất phát từ Bình Định vẫn sử dụng.
Điều cần nói thêm ở đây rằng, dù rất có thể chiếc côn nhị khúc đầu tiên không là bản quyền của vùng Okinawa Nhật Bản, nhưng chính tính phổ biến của nó sau này theo sự bành trướng của môn phái Karatedo khắp thế giới, đã khiến cả thế giới chỉ biết đến một tên gọi thuần Nhật, nunchaku, của vũ khí này, và côn nhị khúc nghiêm nhiên được thừa nhận nguyên ủy từ quần đảo Okinawa. Sự phổ biến hình ảnh của Lý Tiểu Long với côn nhị khúc trong tay, mà vũ khí này được họ Lý ưa chuộng và tập luyện nhờ sự chỉ dẫn của một đồng môn Triệt quyền đạo vốn xuất thân ban đầu từ Karate, cũng phần nào khuếch trương và phổ dụng hóa loại vũ khí này.
NUNCHAKUN ( Nunchaku) : côn nhị khúc
U ( Unrelengting ) :có nghĩa là cứng rắn vì muốn sử dụng vũ khí này chúng ta phải cương quyết
N ( Nation ) : có nghĩa là quốc gia . Chúng ta phải đoàn kết lại thì mới đạt được sức mạnh to lớn như 2 đầu của côn nhị khúc được nối với nhau bằng sợi dây
C ( care ) : có nghĩa là cẩn thận . chúng ta phải thật cẩn thận khi sử dụng vũ khí này
H ( Holocaust ) : nghĩa là sự phá hủy . nói lên sức công phá mãnh liệt của món vũ khí này
A (Adherance ) : có nghĩa là sự kết chặt . thể hiện sự kết nối chặt chẽ giữa 2 đầu côn với nhau, mang 1 triết lý con người phải gắn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển
K ( karatedo ) : môn võ đầu tiên đưa món vũ khí này vào chương trình giảng dạy và cũng là môn võ có cùng quê hương với món vũ khí này
U ( uniformity ) : nghĩa là sự đồng nhất, muốn sử dụng món vũ khí này thì con người và nunchaku phải hòa hợp thành một
Cấu tạo
Côn nhị khúc sơ khai là hai thanh tre, gỗ có tiết diện hình tròn hoặc hình chữ nhật, dài bằng nhau và nối với nhau bằng một đoạn dây chắc chắn. Từ dụng cụ sơ khai ban đầu, côn nhị khúc ngày nay có kiểu dáng rất đa dạng với rất nhiều biến thể của hình dạng hai thanh côn: hình tròn, hình nửa tròn, hình lục giác, hình bát giác, hình vuông, hình chữ nhật nhưng thịnh hành nhất là thân côn được tạo các cạnh hình lục giác hoặc bát giác để gia tăng đặc tính sát thương cho vũ khí nhưng vẫn thuận tiện khi sử dụng, không quá sắc cạnh nhưng cũng không quá trơn nhẵn. Hai khúc này thường được làm với chu vi phần đuôi côn (nơi nối dây), nhỏ hơn một chút so với phần đầu côn (nơi cầm trong tay người tập) để khi sử dụng thuận tiện hơn do lực ly tâm không khiến đôi côn tuột văng ra khỏi tay người tập trong những chiêu thức loan côn, múa côn. Chiều dài của mỗi đoạn côn, tùy theo sở thích cá nhân và cấu tạo cơ thể người sử dụng, nhưng thường tối ưu là bằng độ dài cẳng tay người sử dụng tính từ cùi chỏ đến giữa lòng bàn tay (khoảng 25-35 cm). Đường kính thân côn phần đầu (to nhất) khoảng 2,5 đến 3,5 cm; phần đuôi nơi nối dây khoảng 2 đến 3cm.
Chất liệu làm hai thanh côn cũng đa dạng
hơn, kim loại (để không bị quá nặng thường làm bằng hai ống kim loại),
tre, gỗ, nhưng thịnh hành nhất là côn làm bằng gỗ cứng.
Đoạn dây nối hai thanh côn có thể làm
bằng dây dù chắc hoặc làm bằng xích sắt mềm bằng cách đục lỗ thẳng xuyên
tâm trên bề mặt của đuôi côn, luồn dây xuống cố định vào một hoặc hai
lỗ xuyên ngang thân phía đầu côn. Theo kinh nghiệm của nhiều người đã
từng sử dụng côn nhị khúc, việc luồn dây xuống qua hai lỗ khiến trọng
tâm của côn vững vàng hơn và kiểm soát côn dễ hơn là chỉ luồn dây xuống
một lỗ xuyên ngang. Khi kéo hai thanh côn thẳng ra, chiều dài đoạn dây
còn lại sau khi đã nối côn tối ưu là bằng 1/2 cho đến dài nhất là bằng
chu vi của cổ tay người tập.
Dây quá ngắn thì đôi côn không linh
động, dây quá dài thì tuy lực đánh mạnh hơn, linh hoạt hơn nhưng việc
kiểm soát côn rất khó khăn.
Tập luyện và sử dụng
Lực đánh của côn nhị khúc rất mạnh ở
phía đầu côn do được hỗ trợ bởi lực ly tâm và phản lực trong nhiều đòn
thế mà người sử dụng cầm một thanh côn và đánh văng thanh còn lại vào
các mục tiêu hiểm trên người đối phương như đầu, mặt, gáy, tay, chân.
Tuy nhiên, ngoài những dạng thức dùng
côn nhị khúc được tập luyện và sử dụng trong thực chiến rất đa dạng: có
thể một tay cầm vào phía đầu một thanh côn, một tay cầm phía đuôi thanh
còn lại, giữ thẳng 2 thân côn và tấn công bằng đầu thanh côn phía trên
vào các yếu điểm như huyệt đạo, hoặc đỡ, gạt, đập; có thể cầm chập cả
hai thanh côn và đánh, đâm, đỡ gạt; có thể hai tay cầm hai thanh côn và
dùng đoạn dây ở giữa để xiết cổ, khóa tay, chặn chân đối phương v.v. T
uy nhiên, dù bằng bất cứ hình thức nào,
để sử dụng thành thạo côn nhị khúc rất cần khổ luyện bằng các kỹ thuật
loan côn, thu côn, và tập đánh côn trực tiếp lên các dụng cụ cứng như
trụ cây, bao cát.
Mỗi loại gỗ có trọng lượng và sức bền
khác nhau, cho nên khi bước vào tập luyện côn nhị khúc, bạn nên chọn lựa
1 cây côn nhị khúc sao cho:
- Vừa với sức cầm của tay mình.
– Có kích cỡ đúng với nguyên tắc đòi hỏi ( như đã trình bày ở phần trên).
– Chất lượng gỗ phải bền, có thể va chạm mạnh mà không bị gãy.
– Có kích cỡ đúng với nguyên tắc đòi hỏi ( như đã trình bày ở phần trên).
– Chất lượng gỗ phải bền, có thể va chạm mạnh mà không bị gãy.
Lưu ý rằng có nhiều loại gỗ có vân, sớ rất mỹ thuật được nhiều người ưa dùng thì lại dễ bị bể theo các vân, sớ khi va chạm.
Với cây côn nhị khúc đã chọn rồi, bạn sẽ
sử dụng nó suốt trong quá trình tập luyện cho tới khi ra tự vệ. Như vậy
hiệu quả đạt được mới ở mức cao. Các bạn không nên khi tập luyện thì
dùng côn này, mà khi sử dụng để biểu diễn hay tự vệ thì dùng côn khác,
như thế bạn sẽ dễ bị hẫng với cây côn mới do chưa quen tay, do mỗi cây
côn có trọng lượng khác nhau.
Ngòai ra đối với loại côn nhị khúc làm
bằng gỗ tốt khi gõ hai thanh vào nhau sẽ tạo nên 1 thứ âm thanh rất kêu,
còn các loại gỗ xấu thì khi gõ vào nhau sẽ tạo nên 1 thứ âm thanh rất
trầm. Dĩ nhiên chúng ta nên chọn loại có âm thanh rất kêu.
Một số bạn chế tạo loại thân cônbằng kim
loại (sắt, inox..) điều này theo tôi là không tốt. Không tốt trước hết
là ở việc sử dụng , loại côn này sẽ gây nên những tác hại rất nguy hiểm.
Không tốt thứ hai là ở chỗ chất cấu tạo kim loại sẽ gây khó khăn trong
việc cầm nắm côn nhị khúc.
Cách bảo quản côn nhị khúc:Cũng như tất cả các loại vũ khí khác, côn nhị khúc cũng phải được bảo quản tốt, hầu tạo được hiệu quả tốt trong tập luyện, sử dụng, cũng như tránh được những sự cố nguy hiểm có thể xảy ra như: gãy côn, đứt dây…)
Chế độ bảo quản đối với thân côn là luôn được lau chùi kỹ lưỡng, 1 tháng vài lần, bằng cách tẩm dầu ôliu vào 1 mảnh vải mềm rồi tiến hành lau chùi. Nếu không có dầu ôliu thì có thể dùng các loại dầu khác như: dầu sơn cây trà…Sự lau chùi này giúp cho bạn cầm côn nhị khúc được dễ dàng và không làm chai tay khi bạn tập luyện nhiều.
Ngòai ra đối với dây côn thì cũng cần có 1 chế độ bảo quản thích hợp. Nếu bạn dùng loại côn nhị khúc nối với nhau bằng 1 đoạn dây nilon thì cạnh trong của lỗ cột dây côn bạn nên quét 1 lớp nhựa sơn, để tránh sự cọ xát quá mạnh làm cho dây côn mau đứt. Ngay cả sợi dây, nếu được bạn cũng nên sơn 1 lớp nhựa trơn.
Có như vậy bạn mới tập luyện được 1 thời gian lâu dài và tránh được phần nào nguy hiểm khi dây đứt. Các loại côn có dây xích bằng sắt cũng phải thường xuyên được kiểm tra, bởi sự chuyển động xoay chiều làm cho các khoen sắt cọ xát, dễ tạo sự ăn mòn dẫn đến việc dây bị đứt. Tốt nhất là trước khi sử dụng côn nhị khúc để tập luyện hay tự vệ bạn cần 1 bước kiểm tra lại dây côn xem còn tốt hay không…..
Binh khí xưa: Phủ (búa) và việt
BINH KHÍ XƯA: PHỦ (BÚA) & VIỆT
Khi
sử dụng binh khí này thì tư thế đẹp đẽ, phong cách thô giản, hào phóng
mạnh mẽ. Phương pháp sử dụng thì có bổ, chặt, ôm, miết, khoa, cứa…
Phủ
và việt là loại binh khí hiếm thấy. Thời xưa phủ và việt không phân
biệt, phủ cán dài lưỡi lớn gọi là việt mà cũng gọi là đại phủ (búa lớn).
Do phương pháp sử dụng không giống nhau nên phủ và việt cũng có chỗ
khác nhau để phân biệt: Phàm là phủ mà trên sống lưng có móc (câu) hoặc
đầu phủ có thương nhọn để đâm thì đó là việt.
Phủ
và việt cán dài là loại binh khí nặng, thời cổ thường dùng trên ngựa.
Phủ cán ngắn gồm có độc phủ và song phủ là thứ vũ khí bộ binh thời xưa
dùng. Loại cán ngắn vì hình dáng hơi rộng nên gọi là “bản phủ”. Trong
truyện “Thủy Hử”, Hắc Toàn Phong Lý Quỳ dùng đôi “bản phủ” khiến kẻ thù
khiếp đảm.
Song phủ của Lý Quỳ trong Thủy Hử
Phủ
và việt có từ lâu đời, năm 1972 ở tỉnh Hà Bắc (Trunng Quốc) đào được
một cây việt đời Thương, ở tỉnh Thiểm Tây cũng đào được một cây đời Tần
được đúc và trang trí hoa văn khá tinh xảo.
Khi
sử dụng binh khí này thì tư thế đẹp đẽ, phong cách thô giản, hào phóng
mạnh mẽ. Phương pháp sử dụng thì có bổ, chặt, ôm, miết, khoa, cứa… Cây
việt có móc, có mũi thương nên có thêm hai cách: đâm và móc. Để sử dụng
được loại binh khí này đòi hỏi phải có sức khỏe bền bỉ của đôi cánh tay
và thân pháp linh hoạt. Vì phủ và việt khi diễn luyện khá nặng nề, hơn
nữa nhiều bài võ truyền thống đã bị thất truyền hoặc gần bị thất truyền
nên trong võ lâm hiện đại ít thấy người sử dụng phủ việt.
Nguồn : https://sites.google.com/site/thuvienvohoc/thap-bat-ban-vo-nghe
0 nhận xét:
Speak up your mind
Tell us what you're thinking... !